Người phụ nữ nhân hậu

HNM| 14/01/2022 08:26

Mới 39 tuổi nhưng chị Nguyễn Thị Tuyết Bình ở xã Đông Sơn (huyện Chương Mỹ) đã có hơn 20 năm làm thiện nguyện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Chị được xem là mẹ của nhiều trẻ mồ côi, khuyết tật; là ân nhân của nhiều gia đình. Vật chất chị giúp những người nghèo giá trị không lớn, nhưng tấm lòng nhân hậu và sự bền bỉ chính là điều đáng quý nhất, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng...

Thiện nguyện từ tâm

Sinh ra và lớn lên tại miền quê thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, trong gia đình làm nông nghiệp, cuộc sống khó khăn, nhưng sẵn có tấm lòng nhân ái, từ nhỏ chị Nguyễn Thị Tuyết Bình đã luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn bè. Lớn lên, lập gia đình, chị và chồng là kỹ sư nông nghiệp, cùng hai người con sống trong ngôi nhà nhỏ, không dư dả nhiều về tài chính. Để bảo đảm sinh hoạt trong gia đình, chị vừa nuôi con nhỏ, vừa buôn bán rau dưa tăng thêm thu nhập. Nhưng ngay từ khi còn vất vả, khó khăn, chị Bình vẫn nhen nhóm trong lòng ý muốn giúp người, giúp đời. Chị thường dành một khoản thu nhập dù rất nhỏ để giúp người có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Ngay gần nhà chị Bình có chùa Hương Lan là nơi có lớp học tình thương, thường xuyên chăm lo, dạy dỗ cho trẻ em mồ côi, khuyết tật. Vậy là, mỗi khi rảnh rỗi, chị lại sang chùa, hỗ trợ việc nuôi dạy các em nhỏ. Không những thế, thỉnh thoảng, chị còn mang rau, gạo, khi thì chục trứng hoặc gom góp được chút tiền tiết kiệm gửi nhà chùa lo cho các em nhỏ.

Cô giáo Lê Thị Hòa, giáo viên Trường Tiểu học Đông Sơn (huyện Chương Mỹ) cho biết: "Cách đây 20 năm, khi lớp học tình thương tổ chức ở địa điểm chùa Hương Lan, tôi phụ trách dạy văn hóa cho các cháu, còn chị Bình thường xuyên sát cánh giúp đỡ về vật chất, động viên tinh thần. Thấy tấm lòng của chị Bình nhiều người cũng tham gia, người góp của, người góp công cùng nhà chùa nuôi dạy các cháu".

Từ năm 2016 đến nay, chị Bình cưu mang 4 cháu bé khuyết tật hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh Hòa Bình, mỗi cháu 1 triệu đồng/tháng; giúp gia đình anh Đỗ Hữu Tá bị tai biến ở xã Đông Sơn (huyện Chương Mỹ) 7 triệu đồng/ năm để đóng tiền học, giúp con anh Tá không rơi vào cảnh thất học. Anh Đỗ Hữu Tá cho biết: "Chị Bình không những giúp con tôi được đi học, mà còn mua sắm vật dụng cho gia đình tôi". Cũng nhận được sự hỗ trợ từ chị Bình, chị Đỗ Thị Nguyệt bị bệnh nặng nhiều năm nay, gia đình rất khó khăn, mẹ chồng ốm nằm liệt, hai con còn nhỏ bày tỏ: "Chị Bình như là bà tiên mang đến phép màu giúp mẹ con tôi. Chị thường xuyên hỗ trợ tiền viện phí chữa bệnh cho mẹ con tôi và đóng học phí cho hai con tôi nhiều năm nay".

Trước hoàn cảnh của anh Nguyễn Văn Tư, ở thôn Đông Cựu (xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ) mắc bệnh nan y, nhà cửa dột nát, hai con nhỏ, chị Bình đã giúp gia đình anh 27 triệu đồng sửa lại căn nhà và vận động mọi người cùng hỗ trợ.

Nhân lên những tấm lòng nhân ái

Luôn sống với phương châm “cho đi là còn mãi”, tấm lòng của chị Nguyễn Thị Tuyết Bình cũng đã lan tỏa đến chồng và người thân, họ hàng cùng tham gia làm thiện nguyện. Yêu thương cộng đồng chính là chất liệu cuộc sống của gia đình chị. Vợ chồng chị Bình có được mái ấm hạnh phúc, nuôi dạy con cái nên người, đó là những gì gia đình chị nhận được khi luôn biết cho đi. Và khi thuận vợ thuận chồng, kinh tế gia đình chị cũng liên tục phát triển. Từ một cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y nhỏ, sau gần chục năm, vợ chồng chị đã thành lập được công ty chuyên cung cấp các sản phẩm này, nhận được sự tín nhiệm của khách hàng gần xa. Kinh tế dư dả, gia đình chị lại có điều kiện dành thêm nhiều nguồn lực giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

Hiện nay, ngoài việc thường xuyên làm thiện nguyện, chị Bình còn sắp xếp thời gian để học tập và đã tốt nghiệp đại học. Với kiến thức học được, chị cùng chồng thường xuyên hỗ trợ kỹ thuật sản xuất theo mô hình VAC cho bà con nông dân. Mỗi khi có người mua thuốc bảo vệ thực vật, chị và chồng là anh Trần Văn Long tận tình hướng dẫn mọi người kỹ thuật, kiến thức để có năng suất, chất lượng sản phẩm cao.

Đánh giá về những đóng góp của chị Nguyễn Thị Tuyết Bình ở địa phương, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Đông Sơn (huyện Chương Mỹ) Bùi Thị Nguyệt cho biết: Chị Bình là tấm gương sáng trong các hội viên phụ nữ trên địa bàn xã với nhiều hoạt động thiện nguyện cũng như gương mẫu trong các phong trào, cuộc vận động ở địa phương. Đợt dịch Covid-19 vừa qua, chị Bình đã đóng góp gần 100 triệu đồng và tích cực cùng Hội Liên hiệp phụ nữ xã tham gia công tác phòng, chống dịch. Toàn xã hiện còn 76 hộ cận nghèo phần lớn do khuyết tật, già yếu, không có khả năng lao động, chị Bình thường xuyên giúp đỡ các hộ gia đình này bớt cơ cực và cùng với Hội Liên hiệp phụ nữ xã chăm lo cho các hội viên có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, xứng đáng được các cấp Hội từ cơ sở tới thành phố khen thưởng.

(0) Bình luận
  • Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội: Người Hà Nội - một tên gọi không chỉ gợi nhắc địa danh mà còn chuyên chở chiều sâu văn hóa
    Trong hành trình 40 năm đầy tự hào ấy, Người Hà Nội luôn biết làm mới mình, luôn sẵn sàng thích nghi để phục vụ tốt hơn sứ mệnh của tờ báo văn học nghệ thuật Thủ đô.
  • Nhà báo Vương Minh Huệ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của Thủ đô rộng dài văn hiến”
    Trong niềm xúc động - tự hào, sáng 8/5, tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội, chia sẻ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của mảnh đất Hà Nội rộng dài văn hiến, góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vai trò tiên phong của văn học nghệ thuật Thủ đô trong dòng chảy của văn học nghệ thuật nước nhà”.
  • Để di sản xứ Đoài thành trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội
    Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên nền tảng văn hóa – lịch sử của địa phương. Nhưng để trở thành khu trung tâm CNVH theo quy định đặt ra trong Dự thảo “Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa” của Thành phố Hà Nội xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân gần đây , thị xã Sơn Tây vẫn cần được “tiếp sức” để bứt phá.
  • Nhà thơ Bằng Việt: “Người Hà Nội là bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”
    Nhà thơ Bằng Việt – nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội (Tạp chí Người Hà Nội hiện nay) đánh giá, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, “Người Hà Nội” luôn đứng vững, không ngừng vươn lên. Tác giả bài thơ “Bếp lửa” trong sách Giáo khoa Ngữ văn lớp 8 cũng khẳng định: “Người Hà Nội là nơi chăm sóc, bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”.
  • Chuyện về một công dân Thủ đô tự nguyện hiến đất làm đường
    Giữa nhịp sống hiện đại hối hả của Thủ đô Hà Nội, vẫn có những con người âm thầm gieo mầm thiện lành bằng những việc làm giản dị mà cao quý. Họ không cần danh xưng, không cầu ghi công, nhưng chính từ những hành động bình dị ấy đã góp phần làm nên hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Một trong những tấm gương đáng trân trọng đó là anh Vũ Phương Nam, công dân phường Bưởi, quận Tây Hồ – người đã tự nguyện hiến đất làm đường giúp người dân thôn 6, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất có con đường đi lại khang trang, sạch đẹp.
  • Để làng gốm cổ Bát Tràng thành khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô Hà Nội
    Làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã trở thành biểu tượng văn hóa nghề truyền thống của Hà Nội. Nơi đây có nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh UBND Thành phố vừa xây dựng Dự thảo “Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa” nhằm cụ thể hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Hợp tác với các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch 137/KH-UBND ngày 15/5/2025 về hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
  • Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" trở lại với diện mạo mới
    Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" tiếp tục lên sóng VTV3 với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến và thông điệp đậm chất văn hóa, gắn kết và truyền tải thông điệp lan tỏa giá trị tình cảm cha con, tình cảm gia đình và du lịch, văn hóa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Người phụ nữ nhân hậu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO