Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Người nối dài tình yêu Hà Nội qua trang viết

Đặng Thủy 21/11/2023 08:25

Trong số 10 cá nhân được Thành phố Hà Nội vinh danh là công dân Thủ đô ưu tú năm 2023 có một gương mặt quen thuộc của làng văn, làng báo. Đó là nhà báo, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến – tác giả của nhiều đầu sách khảo cứu về Hà Nội. Hơn 30 năm rong ruổi cùng chữ nghĩa cũng là hơn 30 năm anh miệt mài khám phá vỉa tầng lịch sử văn hóa Hà Nội. Cũng bởi thế, nhà văn Trương Quý ví von Nguyễn Ngọc Tiến chính là một “sử nhân Hà Nội”.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến sinh năm 1958 ở làng Vọng, xưa là vùng ngoại ô Hà Nội (nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Từ những năm học cấp III, Nguyễn Ngọc Tiến đã thích viết lách, năm 25 tuổi khi đi bộ đội về thì anh bắt đầu tập tạnh viết truyện, viết kịch bản. Truyện ngắn đầu tay “Lúc không giờ” đăng trên báo Người Hà Nội (nay là Tạp chí Người Hà Nội) chính là một sự khích lệ không nhỏ đối với anh khi bắt đầu hành trình theo nghiệp viết. Sau này, tốt nghiệp Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh (1985 – 1990), rồi đầu quân về báo Hà Nội mới, Nguyễn Ngọc Tiến như càng say sưa hơn. Anh viết khá đa dạng từ âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, nhưng tập trung nhiều nhất là viết về văn hóa, lịch sử, đời sống của người Hà Nội... Nguyễn Ngọc Tiến bảo, làm báo giúp anh có cơ hội đi nhiều, tiếp xúc với nhiều người, tích lũy được nhiều điều và đặc biệt có những thêm những góc nhìn về Hà Nội.

nguyen-ngoc-tien.jpg
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến qua nét vẽ của họa sĩ Kim Duẩn.

Tuy nhiên, hành trình đi và viết của Nguyễn Ngọc Tiến không chỉ dừng ở những bài báo đơn lẻ. Càng đi sâu vào những vỉa tầng của Hà Nội, Nguyễn Ngọc Tiến càng khát khao tìm hiểu, nghiên cứu và khám phá. Trong số ngót nghét gần chục tác phẩm đã ra mắt công chúng thì đa phần tác phẩm của anh là những ghi chép khảo cứu về Hà Nội. Có thể kế đến “5678 bước quanh hồ Gươm”, “Đi dọc Hà Nội”, “Đi ngang Hà Nội”, “Đi xuyên Hà Nội”, “Chuyện quanh quanh Dâm Đàm”, “Chuyện Thăng Long kẻ - Hà Nội hàng”, “Dọc ngang Ba Vì”, “Hà Nội còn một chút này”.

Nhìn lại các đầu sách khảo cứu, ghi chép về Hà Nội, dễ nhận thấy đã có rất nhiều người khai thác, nghiên cứu và gặt hái thành công. Có thể kể tới nhà nghiên cứu Vũ Tuân Sán, nhà văn Tô Hoài, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, GS. Trần Quốc Vượng, PGS Nguyễn Thừa Hỷ, nhà văn Vũ Bằng, Băng Sơn... Đây cũng chính là thách thức không nhỏ với Nguyễn Ngọc Tiến trong hành trình nối dài những trang viết về Hà Nội.

“Mỗi khi cầm bút viết về Hà Nội, tôi luôn tâm niệm: phải viết điều gì độc đáo, kể những câu chuyện khiến người khác muốn nghe. Vẫn là những phố ấy, những nhân vật, sự kiện ấy, nhưng tôi không bao giờ viết lại những điều đã biết, nói lại những điều người ta nghe đã nhàm”. Cũng chính bởi tâm niệm ấy mà Nguyễn Ngọc Tiến luôn cố gắng làm mới những trang viết của mình, từ chọn đề tài, đặt tên tác phẩm đến lối viết sao cho lôi cuốn.

nguyen-ngoc-tien-3.jpg

Trong“5678 bước quanh hồ Gươm”- cuốn khảo cứu về Hà Nội đầu tiên của Nguyễn Ngọc Tiến, anh rủ rỉ kể những câu chuyện di tích văn hóa, lịch sử quanh hồ rồi cả những chuyện về các nhân vật ven hồ, từ người may comple cho tới các chính khách, nhà sưu tập tranh, người Việt chơi đồ cổ… đến những thân phận bình dân như bà già xem bói, người bán nước chè, ông tẩm quất… và còn cả chuyện xẩm Bờ Hồ, tàu điện, phở Thìn...

Với “Đi dọc Hà Nội”, “Đi ngang Hà Nội”“Đi xuyên Hà Nội” không gian của Hà Nội được anh mở rộng hơn với những câu chuyện thú vị, hấp dẫn không kém. Như một hướng dẫn viên du lịch, Nguyễn Ngọc Tiến nhẩn nha đưa bạn đọc đến với lịch sử của một thành phố, với những lề thói, tập tục, lịch sử của một đô thị qua những khảo cứu đầy ắp tư liệu. Nói như nhà lý luận phê bình Nguyễn Hòa thì “các bài ký sự - khảo cứu lịch sử văn hóa tinh tế của anh đã đạt tới “một đẳng cấp mới”. Đáng trân trọng là, các giả thuyết Nguyễn Ngọc Tiến đưa ra đều dựa trên cơ sở tư liệu cụ thể, luận giải khách quan, nhưng anh không có ý định bác bỏ ý kiến của tác giả đi trước. Anh đưa ra tư liệu mới, giả thuyết mới, để người quan tâm có thể cùng suy ngẫm”.

Hay gần đây nhất là cuốn “Hà Nội còn một chút này”, Nguyễn Ngọc Tiến cũng đưa người đọc đến với muôn vẻ của Hà thành từ chuyện người, chuyện phố, chuyện cổ, chuyện kim, từ chuyện thị thành đến ngoại ô thành phố... Với sự quan sát tỉ mỉ ở cả bề rộng lẫn chiều sâu, kết hợp những trải nghiệm thực tế của một người hằng ngày gắn bó với Hà Nội; với những điều tra, khảo cứu trong thư tịch, sách vở, cùng lối viết hóm hỉnh Nguyễn Ngọc Tiến cho bạn đọc thấy một Hà Nội thú vị và phong phú biết bao. Đó là một Hà Nội in dấu qua những câu chuyện lịch sử, địa lý, văn hóa và cả những câu chuyện nhỏ nhặt trong đời sống, nếp sống của dân thị thành.

nguyen-ngoc-tien-4.jpg
doc-ngang-ba-vi.jpg
Một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ, để mang tới cho công chúng những trang viết mới mẻ, anh đã dành rất nhiều thời gian cho việc tìm tòi tư liệu từ chính sử, dã sử, dư địa chí, văn hóa dân gian, báo chí qua các thời kỳ. Anh đọc nhiều nguồn, từ sách của người Việt, người Pháp, rồi báo chí trước năm 1954. Có khi để có một chi tiết thú vị cho bài khảo cứu của mình anh đã phải đọc hàng chục, hàng trăm tư liệu; gặp gỡ, hỏi han từ những người thế hệ trước để đối chiếu, kiểm chứng. Ví như để có những tư liệu cho cuốn “Quanh quanh Dâm Đàm”, Nguyễn Ngọc Tiến không chỉ tìm hiểu tư liệu từ sách vở, báo chí mà còn lang thang không biết bao lần ở nơi đây để kiểm chứng, đối chiếu các nguồn tư liệu. Hoặc khi viết về xe máy Hà Nội, để tìm ra ai là người Hà Nội mua xe máy đầu tiên anh đã mày mò đi hỏi khắp nơi, tìm tòi trong sách cũ và vào thư viện đọc các báo xuất bản trước năm 1954...

“Thường thì mỗi cuốn sách khảo cứu của tôi đều từ hơn 100.000 chữ trở lên, khá dày dặn. Tôi viết về những chuyện mà trước đó không ai viết hoặc chỉ thấy đôi ba dòng ở cuốn này, cuốn kia. Đặc biệt, mảng đời sống thị dân và những thay đổi hiện nay của người Hà Nội cũng được tôi đề cập khá nhiều trong các khảo cứu của mình. Đây là một mảng đề tài rất thú vị nhưng chưa nhiều người bàn tới”, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến bộc bạch.

Ở tuổi ngoài 60, với ngót nghét chục đầu sách Nguyễn Ngọc Tiến vẫn say sưa làm việc và cống hiến. Hiện anh vẫn đều đặn giữ chuyên mục Kể chuyện về Hà Nội trên VOV Giao thông. Ngoài ra, anh còn tham gia viết thuyết minh cho một số tour du lịch do Tổng Công ty vận tải Hà Nội đặt hàng; viết kịch bản phim, phóng sự truyền hình...; tham gia cùng nhóm các bạn trẻ thực hiện dự án phục hồi đồ chơi truyền thống và đồ chơi trung thu Hà Nội xưa – nay.

Gần đây nhất anh cũng đã hoàn thành bản thảo cuốn “Làng làng phố phố Hà Nội” đề cập tới 3 mảng: làng, phố và Hà Nội. Nguyễn Ngọc Tiến lý giải “làng sinh ra phố, phố sinh ra Hà Nội” cũng bởi thế mà anh chọn đặt tên cho tập sách của mình là “Làng làng phố phố Hà Nội”. Điều đặc biệt ở tập khảo cứu này là những câu chuyện về làng đều bắt đầu bằng chữ "Làng", những câu chuyện về phố đều bằng chữ "Phố", còn chuyện về Hà Nội đều bắt đầu bằng chữ "Hà Nội". Vẫn tiếp tục mạch nối là chuyện của Hà Nội xưa và nay, Nguyễn Ngọc Tiến mang đến cho cái nhìn đa chiều về Hà Nội trong đó có nhiều rất chuyện thú vị, mới mẻ mà mọi người thậm chí chưa biết, hoặc mới chỉ được nghe qua đâu đó. Ví dụ như chuyện cây muỗm ở Hà Nội, chuyện nấu cỗ ở làng Vân Hồ, Thịnh Quang xưa, chuyện về món bánh bèo, chuyện Hà Nội có hầm chuyện hay chuyện làng Nội Bài, làng buôn đồng nát Xà Cầu...

Với Nguyễn Ngọc Tiến, dù đã đi dọc, đi ngang, đi xuyên Hà Nội; dù đã khám phá bao vỉa tầng của lịch sử văn hóa ở nơi đây, thì mảnh đất Hà thành vẫn còn biết bao điều thú vị, hấp dẫn. Và anh mong muốn sẽ tiếp tục tìm tòi khám phá những vẻ đẹp vẫn còn khuất lấp của Thăng Long - Hà Nội để nối dài thêm những trang viết về Hà Nội…

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Lời cảm ơn của Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội
    Ngày 25/6/2025, Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội tổ chức trang trọng hội nghị Gặp mặt tri ân các thế hệ nhà báo Thủ đô và khen thưởng tập thể, cá nhân hội viên nhà báo các cơ quan báo chí Hà Nội, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
  • Tôn vinh 80 gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô
    Hướng tới kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2025), sáng 26/6 tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô năm 2025. Sự kiện góp phần tôn vinh những mái ấm gương mẫu, giàu trách nhiệm với cộng đồng, góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa trong đời sống xã hội.
  • Tây Hồ: Vững bước trên hành trình kiến tạo đô thị hiện đại, văn minh và giàu bản sắc
    Ba thập kỷ nhìn lại, quận Tây Hồ đã ghi tên mình vào bản đồ đô thị hiện đại của Thủ đô Hà Nội không chỉ bằng những công trình, con đường hay chỉ số tăng trưởng mà bằng cả những chuyển biến sâu sắc trong chất lượng sống, trong tư duy quản trị và trong tinh thần xây dựng cộng đồng người dân “thanh lịch, văn minh”, đúng với bản sắc của đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến.
  • Nhà báo Hồ Quang Lợi: “Viết về Hà Nội luôn có sự rung cảm của trái tim”
    Không sinh ra tại Hà Nội nhưng nhà báo Hồ Quang Lợi – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới có một tình yêu lớn với Thủ đô. Ông chia sẻ: “Đọc các bài viết, xem một số bộ phim truyền hình anh em báo chí làm về Hà Nội, tôi thấy trong đó không chỉ có kỹ năng về nghề nghiệp, mà luôn có rung cảm của trái tim. Trái tim dành cho Hà Nội. Trái tim dành cho đất nước Việt Nam của chúng...”.
  • “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”
    Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã có bài viết “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này tới bạn đọc.
  • Gợi mở để văn nghệ sỹ Thủ đô triển khai hiệu quả Chỉ thị 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội
    Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội khẳng định: “Phát huy vai trò của Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là sự thể hiện bản lĩnh và trách nhiệm nghề nghiệp của người nghệ sĩ”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Danh sách Bí thư, Chủ tịch 126 xã, phường Hà Nội
    Sáng 30/6, Hà Nội công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường.
  • Cơ hội trải nghiệm văn hóa truyền thống tại “Ngôi nhà chung”
    Từ ngày 1 đến 31/7/2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức chuỗi hoạt động với chủ đề “Về làng trải nghiệm nét văn hóa truyền thống”. Sự kiện có sự tham gia của hơn 100 đồng bào đến từ 16 dân tộc, nhằm tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho thiếu nhi, đồng thời giới thiệu những giá trị đặc sắc trong đời sống văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
  • “Gặp tôi trong tương lai”: Khơi dậy ước mơ nghề nghiệp từ trang sách thiếu nhi
    Sáng 29/6/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng, lễ khai mạc trưng bày “Gặp tôi trong tương lai” đã diễn ra, mở đầu cho chuỗi hoạt động tổng kết chương trình kêu gọi ý tưởng sáng tác sách thiếu nhi. Đây là một sáng kiến được khởi xướng bởi The Initiative of Children’s Book Creative Content (ICBC), phối hợp thực hiện cùng ECUE VGEM và Nhà xuất bản Kim Đồng, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ chương trình Investing in Women, một sáng kiến của Chính phủ Australia.
  • Khán giả Hà Nội chuẩn bị được thưởng thức kịch rối truyền thống Bunraku Nhật Bản
    Ra đời từ đầu thế kỷ 17 và phát triển rực rỡ trong thời kỳ Edo, Bunraku không chỉ là di sản văn hóa đặc sắc của Nhật Bản mà còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2003.
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Người nối dài tình yêu Hà Nội qua trang viết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO