Người Hà Nội thưởng trà

Hanoimoicuoituan| 22/06/2022 09:43

Uống trà là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Người Hà Nội có cách thưởng trà với những quy tắc cầu kỳ mà tinh tế. Theo thời gian, những tiêu chí cũ có thể được giản lược cho phù hợp với lối sống hiện đại, nhưng nét tinh tế đặc trưng của người Tràng An vẫn có thể cảm nhận một cách rõ ràng, đó là lấy tự nhiên làm gốc...

Người Hà Nội thưởng trà
Ướp trà trong hoa sen.

Cây chè được cho là đã xuất hiện ở Việt Nam từ thời Hùng Vương mà khởi nguồn là Phú Thọ - vùng đất gắn liền với hình ảnh “rừng cọ, đồi chè” thơ mộng. Văn hóa uống trà của người Việt không kiểu cách như người Trung Quốc, cũng không nhuốm màu tôn giáo như người Nhật Bản mà luôn lấy tự nhiên làm gốc. Thưởng trà là sự tìm về những tinh túy của trời đất được kết tinh trong từng lá trà, giọt nước hay hương hoa ướp cùng. Người Việt thưởng trà theo nhiều cách: Độc ẩm (một mình), đối ẩm (hai người), và quần ẩm (nhiều người). Việc thưởng trà còn thể hiện nét văn hóa ứng xử cũng như tình cảm, sự trân trọng giữa những người bạn tâm giao, tri kỷ. 

Với người Hà Nội, một ấm trà ngon phải hội tụ đủ 5 yếu tố: Nhất thủy (nước), nhì trà (chè), tam bôi (chén), tứ bình (ấm), ngũ quần anh (bạn trà). Yếu tố nước được cho là quan trọng nhất để làm nên ấm trà ngon, bởi chỉ có thứ nước tinh khiết mới giúp trà giữ được hương vị. Người Hà Nội xưa thường pha trà bằng nước mưa hay những giọt sương mai đọng trên lá sen ban sớm. Đun nước cũng là một nghệ thuật khi người pha phải khéo léo đun nước sôi vừa tới. Nhiệt độ cao sẽ làm “cháy” và mất mùi vị của trà. Nếu nhiệt độ không đủ, trà sẽ mất hương vị.

Yếu tố quan trọng thứ hai là chất lượng trà. Người Hà Nội có sự tinh tế riêng khi ướp trà với hoa nhài, cúc, sói, ngâu, sen. Tinh tế và đặc biệt hơn cả vẫn là trà được ướp với những bông sen trồng ở hồ Đầm Trị (phường Quảng An), hồ Đình (phường Quảng Bá) thuộc quận Tây Hồ. Đây là những đầm sen cổ - nơi có chất bùn đặc biệt tạo nên những bông sen với hương thơm thanh thuần, được người sành chọn để ướp trà theo cách đặc biệt.

Sau khi chọn những búp non, lá bánh tẻ rửa sạch, người ta cho trà vào chõ đồ chín, phơi khô; tiếp đó lần lượt rải một lớp trà rồi một lớp gạo sen mỏng cho đến khi hết trà. Cuối cùng, người ta phủ lên trên một lớp giấy bản để hương sen thấm vào trà và không bị ẩm. Ngoài ra, người Hà Nội ngày nay còn duy trì cách ướp trà trong búp sen đương độ tươi nhất và bảo quản trong túi nilon hút chân không. Bằng cách này, trà có thể để được lâu mà vẫn giữ trọn hương thơm.

Khoảng cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, cả nước vừa thoát khỏi thời kỳ bao cấp. Cuộc sống của đa phần người Hà Nội vẫn còn khó khăn, thiếu thốn. Nhà tôi ở trong một khu phố Pháp. Phố xá tuy rộng nhưng các con ngõ đều nhỏ. Qua đoạn ngõ tối là khoảng sân chung sáng bừng, nơi có một bể nước công cộng lớn quanh năm trữ nước cho hơn chục hộ dùng. Mấy chục con người chen chúc trong những căn hộ nhỏ. Nhà tôi ở tầng 2, nơi chỉ có hai gia đình sinh sống, được ngăn cách bởi một khoảng sân vừa là nơi phơi quần áo và tăng gia nuôi gà của mẹ tôi, vừa là sân chơi của tụi trẻ con và cũng là khoảng vườn nhỏ với đủ loại cây do bố tôi trồng. “Khoảng vườn” nhỏ ấy bốn mùa đều có hoa, nào hoa giấy, cầu lửa; nào ngọc trâm, nhài, quỳnh...

Sáng nào bố cũng gọi chị em tôi dậy sớm. Chúng tôi chia nhau quét nhà, cọ cốc chén để bố tôi pha trà. Bố thường “nhờ” tôi hái vài bông hoa nhài ngoài “vườn” để cho vào ấm trà, hoặc đặt trong chiếc đĩa lót rồi úp chiếc chén vừa tráng nước sôi lên cho hương nhài quyện vào. Vừa pha, bố tôi vừa giải thích các công đoạn để có ấm trà ngon. Trong lúc đợi trà ngấm, bố sai tôi chạy sang nhà đối diện gọi bác Xi - một thiếu tá công an về hưu, sang thưởng trà và đàm đạo chuyện thế sự. 

Là người nghiện trà nên bố tôi thường uống trà cả ngày, thậm chí cả tối muộn, nhất là khi cây quỳnh chuẩn bị nở hoa. Tối đó, thế nào bố tôi cũng pha một ấm trà thật ngon rồi mời bác Xi và mấy người hàng xóm sang thưởng trà, ngắm hoa quỳnh. Tôi thường xin bố cho thức đợi quỳnh nở, nhưng vì cả ngày chạy nhảy nghịch ngợm nên chỉ 9 - 10h tối là tôi đã không thể chống lại cơn buồn ngủ sầm sập kéo đến. Tôi gối đầu lên đùi mẹ ngủ lúc nào không biết, mặc kệ mọi người cười nói rôm rả hay lũ bạn chạy nhảy xung quanh. Trong giấc ngủ chập chờn, tôi vẫn nghe thấy tiếng cười nói hay trầm trồ thích thú khi bông quỳnh tung mở những cánh đầu tiên. 

Sau này lớn lên, nhiều gia đình chuyển khỏi con ngõ nhỏ, lũ chúng tôi mỗi khi gặp lại nhau vẫn nhắc nhớ những kỷ niệm như thế để rồi bần thần nhớ về những ngày cuộc sống thiếu thốn nhưng thấm đượm tình làng nghĩa xóm. Đôi khi, tôi và lũ bạn vẫn hẹn nhau tại một quán trà đạo trên tầng cao của một khu tập thể, nơi có không gian được trang trí theo kiểu Hà Nội thời bao cấp. Bên những tách trà nhài, trà sen mộc mạc, những thước phim thời thơ ấu lại được “tua” về, mang theo hơi ấm tình thân và hình bóng của những ngày quá vãng...

(0) Bình luận
  • Góp phần xây dựng, lan toả văn hóa Thăng Long - Hà Nội
    Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh do Thành ủy Hà Nội phát động, tổ chức không chỉ tạo ra sân chơi bổ ích, hấp dẫn cho những người làm báo, mà còn góp phần cùng Thành phố trong việc phát triển văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội: Xúc động thanh niên tình nguyện “cứu” lúa cho đồng bào mùa mưa bão
    Cùng với cấp ủy, chính quyền, lực lượng công an, quân đội… tham gia khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn Thành phố Hà Nội; đoàn viên thanh niên của Thủ đô là lực lượng xung kích, nòng cốt. Trong đó, màu áo xanh tình nguyện ngâm mình trong ruộng nước, hỗ trợ người dân thu hoạch lúa để giảm thiểu thiệt hại cho đồng bào đã chạm đến trái tim của cộng đồng, xã hội.
  • Người dân Thủ đô chung tay tổng vệ sinh môi trường sau cơn bão số 3
    Sau khi bão Yagi quét qua Hà Nội, dù lực lượng chức năng đã dồn tổng lực dọn dẹp, nhưng đường phố, ngõ phố của Thủ đô, nhất là trong các quận nội thành vẫn ngổn ngang. Trước thực tế này, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội đã phát động phong trào toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Từ sáng sớm ngày 14/9, tại các quận huyện trên địa bàn thành phố, công tác vệ sinh môi trường được tập trung cao độ với sự chung sức của nhiều đoàn thể và đông đảo người dân địa phương.
  • Thị xã Sơn Tây lan tỏa tinh thần “nhường cơm sẻ áo” tới đồng bào bị ảnh hưởng của bão số 3
    Thị ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) vừa tổ chức phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.
  • Thị xã Sơn Tây chủ động, quyết liệt phòng chống bão lụt
    Bão số 3 cùng hoàn lưu sau bão đã để lại những hệ quả phức tạp, đặt ra những tình huống cấp bách chưa từng có trên thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) trong nhiều năm qua: nước sông dâng cao, đe dọa sự an toàn đê điều, nhiều vùng trũng rơi vào tình trạng ngập úng… Song với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị Sơn Tây đã triển khai quyết liệt, kịp thời, nỗ lực ở mức độ cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.
  • Lan tỏa Hà Nội - Thành phố Vì Hòa bình, Thành phố Sáng tạo tại Cần Thơ và Cà Mau
    Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật, triển lãm tại Thành phố Cần Thơ, tỉnh Cà Mau; qua đó quảng bá các nét đặc trưng về văn hóa, di sản văn hóa tiêu biểu của Hà Nội ngàn năm văn hiến; con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, Thủ đô Hà Nội - Thành phố Vì Hòa bình, Thành phố Sáng tạo tới nhân dân hai địa phương miền Tây Nam Bộ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Góc nhìn lịch sử mới mẻ, lãng mạn và hào hoa
    Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
  • Tái hiện không gian Hà Nội thời chiến qua triển lãm trực tuyến 3D
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, vào ngày 20/9, UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức khai mạc triển lãm trực tuyến 3D “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.
  • [Podcast] Bánh Trung thu Xuân Đỉnh – Tìm lại hương vị bánh cổ truyền
    Làng Xuân Đỉnh (phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) nổi tiếng với nghề bánh Trung thu từ bao đời nay. Cứ đến tháng 7 Âm lịch, mặc dù không còn tiếng gõ bánh rộn ràng vang lên khắp các nhà nhưng trên mọi con đường, ngõ ngách ta vẫn cảm nhận được mùi hương thơm nức của bánh nướng, bánh dẻo...
  • Hà Nội yêu cầu khắc phục các công trình chưa được nghiệm thu PCCC
    UBND TP Hà Nội đã ban hành Văn bản số 3060/UBND-NC về việc khắc phục một số công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đã đưa vào hoạt động trên địa bàn Thành phố.
  • Đảm bảo xây dựng báo cáo tổng kết Chương trình 06-CTr/TU đúng tiến độ, chất lượng
    Sáng ngày 18/9, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức họp Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” (Chương trình 06-CTr/TU). Đồng chí Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội là Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU.
Đừng bỏ lỡ
  • Hội thảo khoa học Quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Kế hoạch số 268/KH-UBND về việc phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Cục Di sản văn hoá đề nghị dừng việc làm mới sắc phong tại Phủ Vân Cát (Nam Định)
    Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) vừa có văn bản gửi Sở VHTTDL tỉnh Nam Định về việc tiếp nhận bản phục hồi sắc phong tại Phủ Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
  • [Inforgraphic] Chương trình nghệ thuật và triển lãm tại TP Cần Thơ chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố về việc tổ chức chương trình nghệ thuật tại thành phố Cần Thơ chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội dự kiến tổ chức chương trình nghệ thuật và triển lãm tại thành phố Cần Thơ vào ngày 21 - 22/9 với nhiều hoạt động đặc sắc, ý nghĩa. Qua đó góp phần quảng bá văn hóa nghìn năm văn hiến của Thủ đô Hà Nội, giới thiệu các nét đặc trưng về văn hóa, di sản văn hóa tiêu biểu độc đáo của Thủ đô Hà Nội; con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, Thủ đô Hà Nội - Thành phố Vì Hòa bình, Thành phố Sáng tạo.
  • Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, động lực xây dựng Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội
    UBND thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố về việc thông qua Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội. Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội được xây dựng với nguyên tắc hoạt động chính là lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể và động lực để xây dựng thiết kế mô hình; lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ.
  • Ra mắt bộ sách kĩ năng Dám mơ - Biết nói - Giỏi làm
    Với mong muốn giúp bạn đọc trẻ trang bị những kĩ năng mềm, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu bộ sách Dám mơ - Biết nói - Giỏi làm gồm 2 cuốn “Tiệm sữa Chào buổi sáng” và “Người biết đi đường dài”.
  • Xiếc Việt Nam giành giải Bạc tại Liên hoan xiếc quốc tế tại Nga
    Liên hoan năm nay quy tụ sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ đến từ 15 quốc gia: Ethiopia, Đức, Italia, Pháp, Trung Quốc, Mexico, Azerbaijan, Kazakhstan, Việt Nam... Các đoàn mang đến Liên hoan nhiều tiết mục dự thi đa dạng ở các thể loại tung hứng, nhào lộn, đu bay, cầu bật…
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Cảnh sát biển Việt Nam có được hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam không?
    Theo Khoản 2, Điều 11 Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định, trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hoà bình, đấu tranh phòng chống tội phạm vi phạm pháp luật, cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam...
  • Khởi động Giải Mai Vàng lần thứ 30 - năm 2024
    Năm nay, Giải Mai Vàng sẽ mở rộng đến 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, với một vòng đề cử được tổ chức từ ngày 15/9 đến 25/11. Độc giả có thể tham gia đề cử thông qua Báo Người Lao Động điện tử (nld.com.vn) và trang web chính thức của Giải Mai Vàng (maivang.nld.com.vn).
  • Ngọn đèn vàng trong căn bếp phố cổ
    Mỗi lần đi du lịch ở trong và ngoài nước, điều tôi không thích nhất ở các khách sạn là họ toàn dùng ánh sáng đèn vàng, cứ nhờ nhờ, sáng chả ra sáng, tối không ra tối. Đa phần mọi người đều nói dùng đèn vàng như thế mới sang trọng, nhưng tôi thì không. Cũng là bởi cứ mỗi khi gặp ánh đèn vàng, ký ức tôi lại dội về căn nhà xưa cũ trên phố cổ những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước với căn bếp ám khói và ngọn đèn vàng mờ mịt.
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Cảnh sát biển Việt Nam có những nhiệm vụ gì
    Sao hôm nay cô người yêu của anh lại buồn thế nhỉ?/ Em ra đây để tìm cảm hứng cho đề tài sắp tới, thế mà đến giờ vẫn chưa nghĩ ra được gì cả, trong khi đó sắp hết thời hạn đăng ký rồi/ Đề tài là gì? anh có giúp được gì không?/ Bây giờ thanh niên đang phát động viết về chủ đề biển đảo quê hương...
Người Hà Nội thưởng trà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO