Ngôi đình thờ Phùng Hưng giữa lòng Hà Nội

HNMCT| 26/03/2021 10:06

Đình Quảng Bá (phường Quảng An, quận Tây Hồ) là một trong những di tích thờ Bố Cái Đại vương Phùng Hưng ở Hà Nội - vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị của nhà Đường, dựng nên quốc gia độc lập vào thế kỷ thứ VIII.

Ngoài nơi chính thờ ngài ở thôn Cam Lâm (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây) còn có nhiều di tích khác, trong đó có Di tích quốc gia đình Quảng Bá - nơi ngài từng trú quân trong cuộc tiến đánh thành Tống Bình (thành Thăng Long sau này).
Ngôi đình thờ Phùng Hưng giữa lòng Hà Nội
Đình Quảng Bá.

“Nhân chứng” lịch sử

Sách "Việt điện u linh" của Lý Tế Xuyên từng viết về cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng: “Bấy giờ, vào nửa sau thế kỷ VIII, sự thống trị của nhà Đường ngày càng suy yếu... Khoảng đời Đại Lịch (776 - 779), nhân lòng căm phẫn của nhân dân, lợi dụng quân lính ở Tống Bình nổi dậy chống bọn đô hộ, người hào trưởng đất Đường Lâm là Phùng Hưng đã phát động một cuộc khởi nghĩa để giành độc lập, tự do cho dân tộc. Anh em Phùng Hưng, Phùng Hải lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy đánh chiếm cả một vùng rộng lớn quanh Đường Lâm... Theo lời khuyên của thủ lĩnh Đỗ Anh Hàn, Phùng Hưng tiến quân xuống Tống Bình vây Phủ Thành. Đô hộ Cao Chính Bình đem quân ra ngoài thành đón đánh, bị thua to, lo quá phát bệnh mà chết. Phùng Hưng vào thành Tống Bình tổ chức việc tự chủ lâu dài...”.

Để ghi nhớ công lao của Phùng Hưng, nhân dân một số làng nằm trên tuyến đường tiến quân của nghĩa quân Đường Lâm đã lập đền thờ Bố Cái Đại vương và tôn ngài làm Thành hoàng làng. Ngày nay, tại Hà Nội vẫn còn nhiều di tích thờ ngài như đền Phùng Hưng tại quê hương ông ở thôn Cam Lâm và đình Đoài Giáp (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây), đình Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì), đình Hoàng Cầu (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) và đình Quảng Bá (phường Quảng An, quận Tây Hồ)... 

Trải qua quá trình lịch sử, đình Quảng Bá là “nhân chứng” lịch sử quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đình là địa điểm hoạt động của cán bộ cách mạng. Sau đó, đình trở thành trụ sở của Ủy ban Hành chính kháng chiến và lớp bình dân học vụ... Ngày 29-9-1962, nhân dân Quảng Bá vinh dự đón Bác Hồ về thăm. Trong khuôn viên đình hiện còn tấm bia lưu niệm ghi lại sự kiện Người về thăm địa phương.

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Đình Quảng Bá có niên đại khởi dựng khá sớm. Quá trình trùng tu, tôn tạo đình được ghi lại trên tấm bia đặt trong nhà hữu mạc: “Sau khi Đại vương Phùng Hưng qua đời, tổ tiên dân làng Quảng Bá lập đền thờ ngài đầu tiên bằng tre lá, dưới gốc đa cổ thụ, giáp giới xóm Xiểng và xóm Đồng, sau chuyển ra gò Con Xà ở xóm Mẩu gần chùa Hoằng Ân, xây dựng thành đình. Đến năm 1924, bô lão cùng dân làng Quảng Bá đã chuyển đình từ xóm Mẩu về nơi đây. Năm 1936, đình được tôn tạo lần thứ tư. Lần trùng tu đình thứ năm diễn ra từ ngày 12-3 đến 10-8-1998...”.

Trưởng Tiểu ban quản lý di tích đình Quảng Bá Ngô Văn Hy cho biết, dù trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng đình Quảng Bá vẫn giữ được kiến trúc ban đầu gồm: Cổng đình, sân gạch, nhà tả - hữu mạc, tòa đại đình, hậu cung. Cổng đình được làm kiểu trụ biểu, đỉnh trụ đắp nổi hình chim phượng cách điệu. Hai cổng nhỏ hai bên được làm kiểu vòm cuốn. Sân đình lát gạch Bát Tràng. Hai bên sân là nhà tả - hữu mạc. Tòa đại đình bảy gian, được xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. Tòa hậu cung năm gian, mở hai cửa nhỏ kiểu vòm. Hiện nay, trong đình còn lưu giữ bộ sưu tập gồm nhiều di vật có giá trị về lịch sử và nghệ thuật.

Đình Quảng Bá là công trình tín ngưỡng gắn bó với đời sống tinh thần của dân làng từ bao đời nay. Trước đây, hội làng diễn ra từ mồng 10 đến 12 tháng Hai âm lịch hằng năm. Từ năm 2018, thực hiện quy định của thành phố Hà Nội, hội làng diễn ra định kỳ 3 năm/lần. Bà Vũ Thị Huệ, chủ tế của đội tế nữ chia sẻ: “Lễ hội đình Quảng Bá là dịp để các thế hệ người dân, các dòng họ tỏ lòng biết ơn Thánh và gặp mặt, tìm hiểu về truyền thống lịch sử của làng. Một trong những phong tục đẹp của lễ hội đình Quảng Bá được duy trì nhiều năm qua là sự tham gia của các địa phương thờ Phùng Hưng, tạo nên sự gắn kết giữa các di tích thờ ngài trên địa bàn Hà Nội”.

“Để tỏ lòng thành kính với Thành hoàng làng và góp phần bảo tồn, nâng cao giá trị văn hóa - lịch sử của di tích đình Quảng Bá, được sự đồng ý của Cục Di sản Văn hóa, UBND quận Tây Hồ, UBND phường Quảng An, Tiểu ban Quản lý di tích cùng nhân dân Quảng Bá đã và đang chung sức đóng góp, huy động kinh phí để đúc tượng ngài bằng đồng thau thay cho khung gỗ đơn giản hiện nay”, ông Ngô Văn Hy chia sẻ. Đó cũng là việc nên làm để bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa - lịch sử của di tích cũng như tín ngưỡng truyền thống của người Việt.

(0) Bình luận
  • Sắp diễn ra Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025
    Vào ngày 22/4/2025 tới đây tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Tài chính phối hợp cùng Tổ chức Phát triển đầu tư vốn tư nhân (VPCA), Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures tổ chức Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
  • Petrovietnam phát động cuộc thi sáng tác kỷ niệm 50 năm thành lập
    Petrovietnam vừa chính thức phát động Cuộc thi sáng tác Truyện ngắn, Ký sự, Thơ 'Dấu ấn Petrovietnam' và Cuộc thi Clip 'Petrovietnam & Tôi' nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Tập đoàn (1975 – 2025). Cuộc thi không chỉ là dịp tôn vinh hành trình vẻ vang của Tập đoàn, mà còn là cơ hội để lan tỏa những câu chuyện đẹp, chân thực và đầy cảm hứng về con người, công trình và văn hóa Petrovietnam.
  • Đoàn nghệ thuật UNESCO Sen Việt với những câu chuyện gắn liền với văn hóa Việt Nam
    Ra đời từ những tâm hồn đồng điệu, mang trong mình tình yêu lớn với nghệ thuật, nhận được niềm tin yêu của khán giả, Đoàn nghệ thuật UNESCO Sen Việt sẽ tiếp tục kể những câu chuyện văn hóa Việt Nam bằng những thanh âm, điệu múa giàu bản sắc dân tộc.
  • VTV – CMG công bố hợp tác kỷ niệm quan hệ ngoại giao Việt – Trung
    Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV – CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026 diễn ra vào chiều 14/4 tại Hà Nội.
  • Lô PM3 CAA: Biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển
    Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Malaysia được nâng tầm lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng với việc gia hạn Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) tại Lô PM3 CAA.
  • Hơn 2.000 chỉ tiêu trong Ngày hội việc làm tại Học viện Phụ nữ Việt Nam
    Ngày 9/4/2025, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm và Phiên giao dịch việc làm, thu hút sự tham gia của hàng nghìn sinh viên và người lao động.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ngày hội Sách “Hoàn Kiếm em yêu”: Góp sức phát triển văn hóa đọc, ý thức học tập suốt đời
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025, sáng 16/4, UBND quận Hoàn Kiếm, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm tổ chức khai mạc Ngày hội Sách “Hoàn Kiếm em yêu” tại trường TH CLC Tràng An.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Sắp diễn ra Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025
    Vào ngày 22/4/2025 tới đây tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Tài chính phối hợp cùng Tổ chức Phát triển đầu tư vốn tư nhân (VPCA), Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures tổ chức Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
  • Quận Hà Đông: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
Đừng bỏ lỡ
Ngôi đình thờ Phùng Hưng giữa lòng Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO