Tin tức

Ngợi ca những đóng góp vinh quang, thầm lặng của lực lượng cơ yếu Việt Nam

Thu Trang 12:31 07/09/2024

Tối 6/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, lần đầu tiên công chúng cả nước đã có dịp tìm hiểu sâu hơn về ngành Cơ yếu Việt Nam, một ngành cơ mật đặc biệt thông qua chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024”.

vq1.png
“Vinh quang thầm lặng 2024” khắc họa bức tranh toàn diện về hành trình thầm lặng nhưng đầy vinh quang của ngành Cơ yếu Việt Nam.

Chương trình là lời tri ân sâu sắc, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024).

Dự chương trình có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước CHDCND Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh…

vq2.png
Lấy âm nhạc làm dòng chảy chính, kết hợp nhuần nhuyễn với thơ ca, kịch nghệ, múa và các thủ pháp sân khấu hiện đại, “Vinh quang thầm lặng 2024” không chỉ giải mã những thành tựu, cống hiến của ngành Cơ yếu Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng - Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Trưởng Ban tổ chức chương trình cho biết: Mùa thu lịch sử cách đây 79 năm, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Trong buổi đầu của chính quyền non trẻ, công tác bảo vệ bí mật nội dung thông tin lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang trở thành yêu cầu hết sức quan trọng, cấp bách. Để đáp ứng yêu cầu đó, ngày 12/9/1945, Ban Mật mã quân sự - tổ chức tiền thân của ngành Cơ yếu Việt Nam đã được thành lập tại cơ quan Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.

"Cán bộ, nhân viên, chiến sĩ cơ yếu qua các thời kỳ đã nỗ lực phấn đấu, cống hiến không ngừng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, làm nên những chiến công thầm lặng mà vẻ vang, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng khẳng định.

vq3.png
Chương trình góp phần truyền cảm hứng và tiếp lửa cho các thế hệ ngày nay tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành Cơ yếu.

Lấy âm nhạc làm dòng chảy chính, kết hợp tinh tế với thơ ca, kịch nghệ, múa và các thủ pháp sân khấu hiện đại, Vinh quang thầm lặng 2024 không chỉ giải mã những thành tựu, cống hiến của ngành Cơ yếu Việt Nam trong suốt quá trình chiến đấu, trưởng thành và phát triển, mà còn là lời tri ân sâu sắc đối với công lao đóng góp của các thế hệ cha anh, của gần 1.000 liệt sĩ cơ yếu đã anh dũng ngã xuống trên khắp các chiến trường, các thương binh đã để lại một phần máu xương của mình, tất cả vì sự nghiệp bảo vệ thông tin cơ mật của Đảng, Nhà nước.

Chương trình mở màn bằng hoạt cảnh thơ múa Vinh quang cơ yếu Việt Nam do NSND Lê Chức thể hiện lời bình, tái hiện tầm vóc, ý nghĩa của hành trình 79 năm hình thành, xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của ngành Cơ yếu.

vq4.png
Tham gia biểu diễn có nhiều giọng ca tên tuổi: Viết Danh, Ngọc Ký, Vũ Thắng Lợi, Tùng Dương, Nguyễn Ngọc Anh, Thu Thủy, Minh Quân…

Từ đây, chương trình đưa khán giả đến với không gian nghệ thuật kết nối theo 3 chương. Nếu Chương I - Sứ mệnh lịch sử tập trung nêu bật sứ mệnh lịch sử thiêng liêng của ngành Cơ yếu Việt Nam thì Chương II - Những chiến công thầm lặng lại tái hiện những năm tháng gian khó nhưng rất đỗi hào hùng, gắn liền những chiến công và cả những hy sinh của lực lượng cơ yếu để bảo đảm an toàn tuyệt đối tài liệu, kỹ thuật mật mã trong mọi tình huống. Để rồi, Chương III - Hành trình vinh quang mở ra tầm nhìn, khẳng định quyết tâm, khát vọng của lực lượng cơ yếu Việt Nam trong hành trình tiếp nối truyền thống, vượt qua những những thách thức mới về an ninh mạng, an toàn thông tin trong thời kỳ hội nhập quốc tế để vươn lên những tầm cao mới.

Chương trình mang đến nhiều ca khúc sống mãi với thời gian như: Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người (Trần Kiết Tường), Tự nguyện (Trương Quốc Khánh), Màu hoa đỏ (Thuận Yến), Một đời người một rừng cây (Trần Long Ẩn), Linh thiêng Việt Nam (Lê Quang), Màu cờ tôi yêu (Phạm Tuyên)… Cùng với đó là những ca khúc tươi sáng thể hiện hoài bão, khát vọng tuổi trẻ như: Một vòng Việt Nam (Đông Thiên Đức), Tôi tự hào là tương lai Việt Nam (Hoàng Hồng Ngọc)… Đặc biệt, có 2 ca khúc do chính những "người trong cuộc" sáng tác là Hành khúc Cơ yếu Việt Nam (thơ: Văn Duy - nguyên Phó Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ, nhạc: An Thuyên) và Vinh quang thầm lặng (thơ: Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng - Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, nhạc: Bùi Hoàng Uyên Minh).

vq5.png
Chương trình mang đến nhiều ca khúc sống mãi với thời gian như: Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người, Tự nguyện, Màu hoa đỏ, Một đời người một rừng cây, Linh thiêng Việt Nam,…

Vinh quang thầm lặng 2024 cũng mang đến những thước phim phóng sự sinh động cùng phần giao lưu ý nghĩa với những nhân chứng lịch sử, chuyên gia trong ngành. Từ đó làm nổi bật vai trò quan trọng của công tác mật mã trong thắng lợi của các chiến dịch quân sự lớn, cho thấy bản lĩnh chính trị vững vàng, lòng trung thành tuyệt đối của những chiến sĩ cơ yếu với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ giữ bí mật thông tin, bí mật nhà nước và bí mật công tác cơ yếu./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Ngợi ca những đóng góp vinh quang, thầm lặng của lực lượng cơ yếu Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO