Ngô Xuân Bính và “Món quà thị giác”

Đặng Thị Khuê| 05/02/2018 11:57

Con người chào đời bằng tiếng khóc, nhưng nhận biết về mình và thế giới quanh mình mới là nỗi ám ảnh đối với họ. Phát minh khoa học và sáng tạo nghệ thuật phải chăng cũng bắt nguồn từ đó? Từ sự khám phá và lý giải “nội tâm” và “ngoại cảnh”? Thành tựu trong khoa học của giáo sư Ngô Xuân Bính trong y học, võ thuật, dân tộc, hay những sáng tác nghệ thuật hội họa và văn thơ; phải chăng cũng do nhu cầu nội tại ấy! Nó tới từ những xúc động chân thành của anh về cái thế giới vô cùng bí ẩn và đẹp đẽ ấy! Sau những c

Ngô Xuân Bính & “Món quà thị giác”
Họa sĩ Ngô Xuân Bính - Ảnh: Nguyễn Việt Hòa 
* Sinh trưởng trong gia đình nhiều đời khoa bảng, dòng dõi y học và võ thuật; tài sản mà Ngô Xuân Bính thừa hưởng không là của cải, mà là truyền thống hiếu học, nhân ái, tinh thần thượng võ và đức trân quý những giá trị tinh thần.

“Địa linh” nơi đất mặn, đồng chua bốn mùa nắng, gió chắc đã hun đúc thêm cho con người xứ Nghệ lòng quả cảm, ý chí, để làm nên nhiều “anh hào”, “tuấn kiệt” cho lịch sử Việt Nam. Chỉ mới 12 tuổi Ngô Xuân Bính đã biết đặt ra những câu hỏi thông minh về huyệt đạo, và có thể do khí chất ấy mà anh được thụ phong “trưởng môn phái võ đạo Nhất Nam” từ khi còn rất trẻ.

* Để đủ sức gánh vác sứ mệnh ấy, ngay từ buổi còn trên ghế nhà trường, anh đã tự rèn giũa mình, nắm vững y thuật và võ thuật gia truyền đồng thời biết lấp đầy thời gian bằng kiến thức toàn diện. Cuốn sách đầu tay về võ thuật mang tên “Nhất Nam cơ bản” của anh đã đoạt giải thưởng “Sách thể thao giá trị nhất, hay nhất” tại triển lãm sách khối các nước xã hội chủ nghĩa tại Ba Lan năm 1988. Thành quả ban đầu hẳn đưa tới quyết định dấn thân trong sự nghiệp của Ngô Xuân Bính bởi ngay sau khi có 2 bằng đại học (lý luận lịch sử mỹ thuật và sư phạm) anh đã lựa chọn nước Nga  làm địa bàn thực hành võ thuật, y thuật, nghệ thuật. 

* Sau 30 năm xa xứ, sau những thành tựu nhiều mặt ở cả võ thuật, y học và nghệ thuật với những công trình khoa học đồ sộ và danh vị Viện sĩ Hàn lâm cùng nhiều giải thưởng quốc tế khác, Ngô Xuân Bính trở về với sáng tạo nghệ thuật và sáng tác liên tục trong 3 năm qua tại quê nhà, hoàn thành 500 tác phẩm đồ sộ trên nhiều chất liệu. Triển lãm “Du và dội” được Ngô Xuân Bính trưng bày cùng 1 người bạn tại Bảo tàng Hà Nội những ngày cuối năm Đinh Dậu là một “sự kiện” không chỉ quy mô và hoành tráng (trưng bày trên diện tích 800m2), mà còn là những thể nghiệm mới trong tạo hình và chất liệu. Triển lãm cùng lúc đặt ra vấn đề về vai trò xã hội của văn hóa và nghệ thuật trong đời sống con người; tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa của một ngành nghề sản xuất tinh thần mang bản sắc và toàn cầu hóa; tính dân tộc và thời đại…

* Không chỉ hoàn tất “sứ mệnh” và “cam kết” bảo tồn võ thuật, y học, Ngô Xuân Bính đã kịp quảng bá và định vị di sản truyền thống Việt Nam trên bình diện quốc tế, trao truyền cho con cái mình những bí quyết gia truyền quý giá đến nỗi vợ anh chị Lena - một cô gái Nga đã có thể thay anh huấn luyện võ công và châm cứu, cả các con anh cũng vậy. Họ còn yêu quý văn hóa và ẩm thực Việt Nam và tự hào về nguồn gốc đa văn hóa của mình.

Tận mắt chứng kiến công trình khoa học đồ sộ của Ngô Xuân Bính, lật giở từng trang viết và minh họa của anh, tôi tự hỏi làm sao một con người có thể và lấy đâu ra thời gian và tri thức để làm những việc này, cuộc đời này dài hay ngắn vậy? Thế nhưng với Ngô Xuân Bính chuyện đó đã là hiện thực, một hiện thực của trí tuệ và ý chí Việt Nam. Anh đại diện cho thế hệ mình “đường hoàng hội nhập” trong tâm thế đồng đẳng đối thoại quốc tế. 

* Triển lãm “Du và dội” được anh coi như một “món quà tri ân xứ sở”. Nó cũng là một hành trình mới và khác trong dấn thân sáng tạo, được anh lựa chọn để thử thách. Bởi nghệ thuật là sự đối diện với chính mình và dấn thân xã hội.

Ngô Xuân Bính & “Món quà thị giác”
Triển lãm “Du và dội” của họa sĩ Ngô Xuân Bính thu hút nhiều họa sĩ nhí - Ảnh: Nguyễn Việt Hòa
Đối diện với nghệ thuật của Ngô Xuân Bính, một đồng nghiệp cùng thời với anh đã đọc được ở người bạn mình cả những ưu tư cùng nỗi niềm khát khao cháy bỏng của một trí thức nghệ sĩ trước những đổi thay của nghệ thuật và thời đại, khi đặt nghệ thuật của anh trong những nhu cầu của sự vận động ấy.

Có thể thấy rõ điều này ở sự lựa chọn ngôn ngữ trừu tượng kết hợp với những chuẩn mực thẩm mỹ truyền thống trong biểu hiện của không gian ước lệ, bảng màu nguyên gốc, ngẫu hứng thư pháp, tính tượng trưng, sự đổi mới kỹ thuật, ứng dụng khoa học trong tác phẩm, đặc biệt là ở thể loại sơn mài, sơn dầu. Nó như một sự trăn trở tìm đường cho tương lai của nghệ thuật Việt Nam. Nó cũng thể hiện những suy tư về trách nhiệm nghệ thuật của nghệ sĩ và tri thức trước những thay đổi, yêu cầu của chính cuộc sống. Cũng qua tranh, người xem như được tác giả dẫn dụ trở về ký ức và kỉ niệm, được độc thoại với sự đa diện của tâm hồn tác giả và chính mình; nhận diện tâm thức khơi dậy những xúc cảm hồn nhiên, chân thật.

* Ta trân quý đón nhận món quà sáng tạo ấy và xem nó như một đóng góp cụ thể cho đời sống tinh thần của nghệ thuật đương đại.

Nhìn ngắm sự hồ hởi, ngạc nhiên của đồng nghiệp, sự đoán định của công chúng trước tác phẩm của Ngô Xuân Bính; chứng kiến sự hồn nhiên “sao chép” và sáng tạo của các em nhỏ từ ý tưởng trong tác phẩm của anh mà tôi thấy vui, thấy như có một sự “truyền thừa” nào đó đang diễn ra, khiến nó như một phương cách để bảo toàn và lưu giữ ký ức… Bởi giá trị nhân văn mới chính là thành tựu đích thực của nghệ thuật.

Và như vậy là quá nhiều đối với một con người trong cống hiến. Tôi trân trọng lao động và thành quả nghệ thuật của Ngô Xuân Bính, cũng tự cho mình quyền chờ đợi ở con người đa tài và giàu nhiệt huyết này những thành tựu mới vì anh đang ở độ chín trong cuộc đời mình và còn chứa đầy năng lượng. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Ngô Xuân Bính và “Món quà thị giác”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO