Nghiên cứu dùng thuốc Y học cổ truyền trong tư vấn và hỗ trợ điều trị cai nghiện thuốc lá

Đăng Chung| 21/09/2017 16:06

Vừa qua (ngày 05/9/2017), Hội đồng thông qua đề cương cấp cơ sở Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã triển khai thông qua đề cương “Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp cai nghiện thuốc lá (dùng thuốc Y học cổ truyền) để tư vấn và hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân”.

Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ rõ: Trong khói thuốc lá có hơn 4000 hóa chất trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện, các chất gây độc và 43 loại được biết là nguyên nhân gây ung thư. Hút thuốc lá làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim gây suy thoái giống nòi do làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.…

Nghiên cứu dùng thuốc Y học cổ truyền trong tư vấn và hỗ trợ điều trị cai nghiện thuốc lá
PGS.TS Vũ Nam - Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương chủ trì Hội thảo thông qua đề cương
Thuốc lá gây hại cho con người, không chỉ với người hút thuốc mà còn ảnh hưởng đến cả những người xung quanh. Nhận thấy sự tàn phá khủng khiếp của thuốc lá đối với con người và xã hội, nhóm nghiên cứu Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã tiến hành triển khai đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tư vấn cai nghiện thuốc lá (dùng thuốc Y học cổ truyền) để tư vấn và hỗ trợ cho các bệnh nhân điều trị cai nghiện thuốc lá. Cụ thể: Năm 2016, nhóm nghiên cứu đã xây dựng phác đồ nghiên cứu cai nghiện thuốc lá trên cỡ mẫu cho 50 bệnh nhân bước đầu đã đạt được hiệu quả rất khả quan: đạt loại tốt + khá: 45,45%. Vì vậy, năm (2017- 2018) Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã phát huy dựa trên nền tảng có sẵn, mở rộng cỡ mẫu nghiên cứu lên tới 180 bệnh nhân để tiếp tục phát triển, nghiên cứu chuyên sâu hơn trong việc sử dụng hiệu quả thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ, tư vấn và điều trị cai nghiện thuốc lá.

Chất liệu nghiên cứu bao gồm các vị thuốc Nam rẻ tiền, thông dụng như: bạc hà, cam thảo, gừng được chế thành viên ngậm tại khoa Dược Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Thành phần 1 viên ngậm chứa hoạt chất tương đương 1g bạc hà, 0,5g cam thảo và 1,2g gừng tươi. Liều dùng 8 viên/ngày trong 7 ngày cho bệnh nhân nghiện thuốc lá ngậm hàng ngày. Đối tượng nghiên cứu: 180 bệnh nhân được chẩn đoán nghiện thuốc lá theo tiêu chuẩn chấn đoán DSM-IV và có ý chí quyết tâm cai nghiện thuốc lá từ > 7 điểm Q-Mat. Cận lâm sàng: bệnh nhân được đo nồng độ CO trong hơi thở. Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm thống kê sinh học SPSS 23.0.

Bước đầu nghiên cứu cho thấy bài thuốc Nam có tác dụng tốt khi kết hợp với tư vấn trong hỗ trợ điều trị cai nghiện thuốc lá. Bài thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng: thèm thuốc, lo lắng, căng thẳng, cáu gắt, chán nản, giảm tập trung, mất ngủ, ho, ngứa họng đồng thời cải thiện triệu chứng đau đầu theo thang điểm VAS. Ngoài ra, bài thuốc còn cải thiện về biểu hiện nghiện thuốc lá và làm giảm hàm lượng CO máu của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu.

Bài thuốc an toàn cho bệnh nhân nhóm nghiên cứu trong thời gian điều trị. Thuốc được bào chế dưới dạng viên ngậm tiện dụng cho sử dụng vì vậy bệnh nhân có thể mang theo bên người bất cứ lúc nào để hạn chế cơn thèm thuốc lá.

Đề tài nghiên cứu được chia làm 02 phần nghiên cứu bài bản và khoa học với mục tiêu: Thứ nhất, nghiên cứu thử nghiệm độc tính cấp và bán trường diễn trên chuột. Thứ hai, nghiên cứu đánh giá tác dụng của viên ngậm CTL trên lâm sàng, cải thiện chỉ số sinh học và thói quen hút thuốc sau cai nghiện thuốc lá. Thứ ba, tiến hành khảo sát tác dụng không mong muốn của viên ngậm CTL.

Buổi thông qua đề cương đã diễn ra thành công tốt đẹp với nhiều ý kiến đóng góp tích cực của các thành viên trong hội đồng. Tuy bước đầu nghiên cứu nhưng chúng ta đã thấy rõ được một bước tiến vượt bậc về quy mô cũng như chất lượng nghiên cứu. Đề tài hứa hẹn sẽ giúp cho hàng nghìn, hàng triệu bệnh nhân không chỉ trong và ngoài nước cai nghiện thành công thuốc lá. 

Chúng ta phải quyết tâm nói “không” với thuốc lá, vì một xã hội văn minh, phát triển, vì một tương lai tươi sáng cho loài người nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới và sẽ có khoảng 1,6 tỉ người trên thế giới hút thuốc lá vào năm 2020. Con số này càng tăng mạnh ở những nước có thu nhập trung bình và thấp. 

Theo khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới thì có tới hơn 80% số người sử dụng thuốc lá sống tại các nước có thu nhập trung bình và thấp, trong số đó có Việt Nam. Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành năm 2010 thì tỉ lệ hút thuốc ở nam giới từ 15 tuổi trở lên là 47,4% tức là cứ trung bình hai nam giới có một người hút thuốc. Hầu hết người hút thuốc lá bắt đầu hút khi còn rất trẻ, 56% người hút thuốc ở Việt Nam bắt đầu hút trước tuổi 20. Không chỉ người hút thuốc lá chiếm tỉ lệ lớn mà 33 triệu người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động trong nhà và 5 triệu người không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động tại nơi làm việc.

Tổ chức Y tế thế giới cho biết: Xu hướng gánh nặng bệnh tật chuyển từ các bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm gia tăng nhanh chóng. Nếu như năm 1986, bệnh không lây nhiễm mới chỉ chiếm 39% số trường hợp nằm viện thì tới năm 2011 tỉ lệ này tăng lên 62,7%. Theo điều tra tại bênh viện K năm 2000, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá lên tới 96,8%. Nghiên cứu năm 2011 của Viện Chiến lược và chính sách y tế cho thấy bệnh tật và tử vong sớm do sử dụng thuốc lá chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật ở nam giới tại Việt Nam. 
..............................................
(Bài viết có sử dụng tài liệu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp cai nghiện thuốc lá (dùng thuốc Y học cổ truyền) để tư vấn và hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân” của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Nghiên cứu dùng thuốc Y học cổ truyền trong tư vấn và hỗ trợ điều trị cai nghiện thuốc lá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO