Nghệ thuật tuồng kể chuyện Làm vua

Hoàng Anh| 13/06/2021 09:54

Nhà hát Tuồng Việt Nam vừa công diễn đến khán giả Thủ đô vở tuồng Làm vua (kịch bản: Nguyễn Đăng Chương, chuyển thể: Nguyễn Sỹ Chức, đạo diễn: NSND Hoài Huệ). Thật bất ngờ khi khán giả - trong đó có không ít khán giả trẻ đã đến thưởng thức vở diễn chật kín cả lối đi của rạp Hồng Hà, Hà Nội.

Nghệ thuật tuồng kể chuyện Làm vua
Vở tuồng Làm vua khai thác những câu chuyện ngoài chính sử về vua Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: HA.
Vở tuồng Làm vua được Nhà hát Tuồng Việt Nam khởi công dàn dựng từ giữa tháng 3 vừa qua và gấp rút hoàn thành chỉ trong vòng một tháng để có thể ra mắt khán giả vào dịp cuối tháng 4. Vở diễn được chú dẫn là kể chuyện ngoài chính sử khi khai thác các giai thoại trong dân gian để kể về cách vua Đinh Tiên Hoàng tề gia trị quốc, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân và trở thành vị hoàng đế đầu tiên của nước Đại Cồ Việt độc lập, tự chủ. 

Đó là, chuyện vua Đinh ép công chúa Phất Kim kết duyên với Ngô Nhật Khánh. Công chúa Phất Kim và anh trai nàng là Nam Việt Vương Đinh Liễn đã khẩn thiết van xin cha nghĩ lại vì Phất Kim đã có người thương nhớ. Không chỉ thế, trước đó Đinh Liễn cũng đã kết hôn với em gái của Ngô Nhật Khánh theo ý của vua cha. Thế nhưng, Đinh Tiên Hoàng đã vẫn cương quyết ép hôn, sau này, công chúa Phất Kim bị Nhật Khánh rạch mặt thả xuống biển sâu trên đường hắn làm phản. 

Thực ra, câu chuyện này được vở tuồng Làm vua kể chỉ là cái cớ để vua Đinh Tiên Hoàng dãi bày những nỗi niềm của một người cha và cũng là của một người trên ngôi cao trị vì đất nước. Ở phương diện người cha, Đinh Bộ Lĩnh cũng chẳng bao giờ muốn con gái yêu của mình phải chia loan rẽ thúy. Thậm chí, khi thấy con gái trở về trong nỗi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần thì ông càng đau đớn xiết bao. Nhưng, ở phương diện bậc quân vương, vua Đinh Tiên Hoàng đã sẵn sàng hy sinh tình ruột rà của mình với mục đích thông qua cuộc hôn nhân chính trị này sẽ ràng buộc và cảm hóa Ngô Nhật Khánh - một thủ lĩnh thời loạn 12 sứ quân thuận lòng quy phục triều đình trong 10 năm sau khi kết hôn với công chúa Phất Kim. 

Cùng với đó, vở tuồng Làm vua câu chuyện về những đồn thổi, hoài nghi trong hoàng cung về mối quan hệ giữa hoàng hậu Dương Vân Nga với thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Rồi thì, không chỉ là đồn thổi mà vua Đinh Tiên Hoàng còn trực tiếp được nghe chính thập đạo tướng quân Lê Hoàn dám bày tỏ nỗi lòng về mối duyên năm xưa của ông với người vợ yêu của vua - hoàng hậu Dương Vân Nga. Rằng, trong một dịp tuyển mộ binh lính, thập đạo tướng quân Lê Hoàn đã gặp và hẹn ước với cô thôn nữ Dương Vân Nga. Nhưng mối lương duyên ấy lỡ dở vì lúc thập đạo tướng quân thắng trận từ biên ải trở về thì Dương Vân Nga đã trở thành hoàng hậu của vua Đinh Tiên Hoàng. Nghe câu chuyện này, vua Đinh đã không khỏi bàng hoàng, ngỡ ngàng để rồi có một cách ứng xử đầy khoan dung, độ lượng, thậm chí vua còn mong muốn tác thành cho Lê Hoàn với Dương Vân Nga – một cách ứng xử hiếm thấy ở đời chứ chưa nói gì đến một bậc quân vương. Tất nhiên, đây lại là cái cớ để thêm một lần nữa vua Đinh được bày tỏ nỗi lòng thẳm sâu của những băn khoăn, day dứt nên thế này hay nên thế kia để rồi cuối cùng vị vua này đã quyết định hy sinh tình riêng, chọn lợi ích, sự ổn định của đất nước. Có thể nói, đây là một hư cấu của ê kíp sáng tạo để lý giải về chuyện xưa, qua đó ngợi ca cách tề gia, trị quốc của vị vua đầu tiên mở nền độc lập, tự chủ của nước Việt. “Đó là vua Đinh Tiên Hoàng đã không vì tình riêng mà làm mất đi sự ổn định của đất nước. Từ vở diễn này, chúng tôi mong muốn truyền đi thông điệp để có thể giữ ổn định đất nước và yên lòng dân, tạo nên sức mạnh đánh thắng quân xâm lược, người đứng đầu đất nước phải biết hy sinh quyền lợi cá nhân và lấy vận mệnh của giang sơn làm trọng”, ông Phạm Ngọc Tuấn - Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam chia sẻ.

Tuy nhiên, có thể thấy, chi tiết hư cấu vua Đinh Tiên Hoàng mong muốn tác thành cho Lê Hoàn và Dương Vân Nga khiến không ít khán giả khó đồng thuận cũng như không khỏi băn khoăn vì thiếu logic về mặt tâm lý nhân vật hay bối cảnh câu chuyện đã xảy ra cách đây mấy nghìn năm. Bên cạnh đó, vở diễn có những phân cảnh dài dòng, cách kết nối có phần trúc trắc, chưa được ngọt. Thêm nữa, vở tuồng Làm vua được giao cho đội ngũ nghệ sĩ trẻ của đoàn thể nghiệm - Nhà hát Tuồng Việt Nam thể hiện như NSƯT Lộc Huyền, Mạnh Linh, Tuấn Hiệp, Thanh Phương... Bên cạnh ưu điểm của sức trẻ đem lại sự tươi mới trong từng vai diễn thì rất cần sự vững chãi,tinh tế hơn nữa trong diễn xuất của những nghệ sĩ trẻ... 

Làm vua là kịch bản được tác giả Nguyễn Đăng Chương ấp ủ viết trong 4 năm và đang rất… đắt hàng. Được biết, hiện nay, cùng với Nhà hát Tuồng Việt Nam, kịch bản này còn được nhiều đơn vị nghệ thuật của các loại hình như tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, dân ca đồng thời dàn dựng.
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội – Ý chí và niềm tin quyết thắng”
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 9/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức chương trình Tọa đàm – Gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề “Hà Nội – Ý chí và niềm tin quyết thắng”. Tới dự có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong.
  • Tạo đột phá trong xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Theo Luật Thủ đô năm 2024, Thành phố Hà Nội được xây dựng Trung tâm Công nghiệp Văn hóa tại bãi sông, bãi nổi ven sông Hồng và những khu vực có lợi thế về vị trí, không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây được xem là một chính sách mang tính đột phá, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội khơi thông điểm nghẽn để phát triển khu thương mại và văn hóa
    Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • CEO Lôi Quân trải lòng về hành trình dựng Xiaomi trong “Quyết tiến không lùi”
    Từ một công ty khởi nghiệp non trẻ, Xiaomi đã vươn lên trở thành doanh nghiệp trong Top 500 toàn cầu chỉ sau một thập kỷ. Đây là kỳ tích ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử kinh doanh hiện đại của Trung Quốc. Trong cuốn sách "Quyết tiến không lùi", nhà sáng lập kiêm CEO Lôi Quân chia sẻ một cách chân thành về hành trình phát triển của Xiaomi như một lời tri ân gửi đến những người đã tin tưởng, đồng hành hoặc từng hoài nghi thương hiệu này suốt 10 năm qua.
  • Đến năm 2030, Hà Nội sử dụng 100% phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh
    Ngày 8/4, Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 185/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp liên quan đến việc phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh và cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư hạ tầng trạm sạc, phương tiện vận tải công cộng sạch.
Đừng bỏ lỡ
Nghệ thuật tuồng kể chuyện Làm vua
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO