Nghệ nhân nhân dân Lương Tất Tố: Hết lòng bảo tồn, gìn giữ hò cửa đình và múa hát bài bông

Đinh Mạnh Cường| 09/12/2020 13:57

Khi Lương Tất Tố cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc tiếng hò cửa đình ở thôn Phú Nhiêu, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội ngân vang nơi thờ tự thiêng liêng, hòa trong điệu múa bài bông do các nghệ nhân tay cầm quạt hồng, tưng bừng chào đón một sinh linh mới của làng.

Nghệ nhân nhân dân Lương Tất Tố: Hết lòng bảo tồn, gìn giữ hò cửa đình và múa hát bài bông
Nghệ nhân nhân dân Lương Tất Tố

Lớn lên trong môi trường văn hóa dân gian ngập tràn cảm xúc tuổi trẻ, từ nhỏ cậu bé Lương Tất Tố đã bị hút hồn bởi những âm điệu tiếng hò rền vang thúc giục và đường nét mềm mại, uyển chuyển của những động tác múa làm quyến rũ tâm hồn. Những câu hò cửa đình và múa hát bài bông được lưu truyền mấy trăm năm, như cơm ăn, nước uống hàng ngày của dân làng và thêm tưng bừng trong những dịp làng mở hội ngày rằm tháng Tám mang đậm tính tâm linh. 

Lương Tất Tố say sưa học hỏi nghệ thuật hò cửa đình và múa bài bông từ các lão nghệ nhân cao tuổi trong làng. Trường học là mảnh sân gạch trước đình làng có dòng sông nước trong vắt chảy qua. Thầy dạy là các lão ông, lão bà thâm sâu nghề và tâm huyết truyền dạy cho các con cháu bằng phương pháp luyện từng lời hò và cầm tay chỉ điệu múa. 

Tuổi hai mươi, chàng trai Lương Tất Tố đã hoàn toàn làm chủ được cả hai loại hình nghệ thuật dân gian hò và múa, trở thành đội trưởng chỉ huy màn hát múa phục vụ dân làng. Trong hoàn cảnh cùng gia đình lao động vất vả mưu sinh, ngày lo việc đồng áng, đêm miệt mài tập luyện hát múa, Lương Tất Tố đã trở thành hạt nhân nghệ thuật nổi bật của làng.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước sang giai đoạn quyết liệt, năm 1967 Lương Tất Tố cùng nhiều trai làng tình nguyện nhập ngũ. Anh được biên chế vào đơn vị quân tình nguyện chiến đấu giúp bạn trên chiến trường Lào. 5 năm hành quân dãi nắng dầm mưa, lao mình trong bom đạn, đẩy lùi quân Mỹ và tay sai, mở rộng vùng giải phóng, Lương Tất Tố đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được tặng Huy hiệu Quyết thắng tại chiến trường Lào và giấy khen ghi nhận công lao.

Năm 1972, Lương Tất Tố phục viên trở về địa phương, anh nối tiếp những tháng năm miệt mài xây dựng, phục hồi vốn văn hóa cổ truyền, trong đó quyết tâm vực dậy loại hình nghệ thuật hò cửa đình và múa hát bài bông đã bị vùi lấp trong những năm chiến tranh. Bằng tình yêu nghệ thuật truyền thống của quê hương, Lương Tất Tố đã dày công tổ chức luyện tập, thuyết phục các nghệ nhân cao tuổi chung sức cùng lớp trẻ dàn dựng lại các tiết mục. 

Năm 1984, Sở Văn hóa tỉnh Hà Sơn Bình mời đội nghệ thuật dân gian thôn Phú Nhiêu về tỉnh tham gia Liên hoan dân ca, dân vũ. Tiết mục hò cửa đình và múa hát bài bông là sự kết nối đầy chất nghệ thuật dân gian và màu sắc tâm linh, được công diễn lần đầu tiên trên sân khấu Liên hoan nghệ thuật của tỉnh, khiến ban giám khảo và người xem lặng đi trong dạt dào cảm xúc. Tiết mục đạt giải A và được BTC Liên hoan trao tặng giấy khen.

Những năm bao cấp kinh tế khó khăn, các đình, đền, chùa ở Phú Nhiêu xuống cấp. Theo đó, hoạt động văn hóa, văn nghệ cộng đồng bị chững lại. Các nghệ nhân thì lo bươn chải mưu sinh, phong trào văn nghệ quần chúng trầm lắng.

Năm 1996, Phú Nhiêu hoàn thành việc tu sửa lại đình làng. Sân đình rộng rãi, sẽ rất thuận lợi cho việc tập luyện và biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Nghĩ thế nên Lương Tất Tố bàn bạc cùng một số nghệ nhân cao tuổi tổ chức thành lập Câu lạc bộ Hò cửa đình - Múa hát bài bông và nhanh chóng được lãnh đạo thôn ủng hộ. Mười bảy năm kể từ khi được cụ Cả trùm truyền dạy kỹ thuật gõ phách và luyện giọng lĩnh xướng, Lương Tất Tố đã dần nâng cao chất lượng biểu diễn hò cửa đình. Ông còn tham gia dàn tập múa hát bài bông, giúp đỡ người vợ là Vũ Thị Xuyên trở thành một cô gái múa giỏi của làng. Năm 1997, Lương Tất Tố được bầu làm Phó Chủ nhiệm và năm 2002 là Chủ nhiệm câu lạc bộ. Câu lạc bộ vinh dự được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam công nhận là địa chỉ văn hóa của Hội. Năm 2005, Lương Tất Tố được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian.

Nghệ nhân nhân dân Lương Tất Tố: Hết lòng bảo tồn, gìn giữ hò cửa đình và múa hát bài bông
Điệu múa cổ bài bông do các nghệ nhân thôn Phú Nhiêu, huyện Phú Xuyên trình diễn. (Ảnh tư liệu)
Từ năm 2007, Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội đã cử nhiều đoàn cán bộ, hội viên về thôn Phú Nhiêu thực hiện sưu tầm, khôi phục các điệu múa cổ truyền theo đề án “Phục hồi múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội”. Chủ nhiệm Lương Tất Tố nhiệt tình tổ chức dàn tập, biểu diễn hò cửa đình và múa hát bài bông theo kế hoạch của Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội. Tiết mục hò cửa đình và múa hát bài bông nhiều lần về trung tâm thành phố trình diễn trước tượng đài Lý Thái Tổ vào dịp đầu xuân và kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô phục vụ hàng vạn khán giả trong nước và du khách quốc tế. Năm 2014, Lương Tất Tố được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú về nghệ thuật trình diễn dân gian.

Năm 2015, thực hiện công tác lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống, được sự hướng dẫn, giúp đỡ một phần kinh phí của Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội, chủ nhiệm Lương Tất Tố đã tổ chức hoàn thành xây dựng phòng truyền thống lịch sử, văn hóa thôn Phú Nhiêu với hơn 100 hình ảnh, hiện vật phản ảnh hoạt động nghệ thuật hò cửa đình và múa hát bài bông. 

Năm 2019, Nghệ nhân ưu tú Lương Tất Tố đã được Nhà nước tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân. Bà Vũ Thị Xuyên - người vợ luôn sát cánh, đồng hành cùng ông vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động bảo tồn giá trị văn hóa múa cổ truyền, đảm nhiệm xuất sắc vai múa bài bông cũng được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. 

Gần 80 tuổi, hơn 50 năm hoạt động trình diễn nghệ thuật hò cửa đình và múa hát bài bông, trong đó có 22 năm xây dựng câu lạc bộ và 10 năm làm chủ nhiệm, Nghệ nhân nhân dân Lương Tất Tố đã được tặng thưởng 3 giải A trong các cuộc Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian, 3 bằng khen của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2 bằng khen của UBND tỉnh Hà Tây (cũ), 3 giấy khen của UBND huyện Phú Xuyên. Ông là tác nhân giữ vững và phát triển loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian thôn Phú Nhiêu, góp phần nâng nghệ thuật hò cửa đình và múa hát bài bông lên cao, vang xa, khích lệ thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống, duy trì và phát huy các di sản văn hóa quý báu của cha ông truyền lại. 
(0) Bình luận
  • Niềm tự hào của xứ Mường huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Nghệ nhân nhân dân Lương Tất Tố: Hết lòng bảo tồn, gìn giữ hò cửa đình và múa hát bài bông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO