Văn hóa - Xã hội

Ngắm cặp linh vật năm Ất Tỵ lấy ý tưởng từ hình ảnh rắn trên Cửu Đỉnh

Hương Giang 26/01/2025 19:53

Cặp linh vật rắn Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của Thành phố Huế được lấy ý tưởng từ hình ảnh rắn trên Cửu Đỉnh trong Đại nội Huế để chế tác và đã hoàn thiện phục vụ khách tham quan, chiêm ngưỡng tại Bia Quốc học Huế.

Sau một thời gian chế tác, cặp linh vật rắn Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của Thành phố Huế đã được lắp đặt hoàn thiện tại khu vực Bia chiến sĩ trận vong trước Trường Quốc học Huế (Bia Quốc học Huế) trong không gian lễ hội xuân Ất Tỵ 2025 ở công viên Lý Tự Trọng thuộc bờ nam sông Hương để phục vụ khách tham quan, chiêm ngưỡng.

z6264453088724_e37e50578619ea14324495d4080aa6a1.jpg
Linh vật rắn tại Bia Quốc học Huế thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Đôi linh vật rắn cao gần 6m kết nối với cụm tạo hình nghệ thuật với phần thân rắn có các đoạn gấp khúc uốn lượn đã được chế tác hoàn toàn thủ công, làm nổi bật sự chuyển động tự nhiên của linh vật, đồng thời tôn lên vẻ đẹp tinh tế mang tính thẩm mỹ cao. Lớp vảy trên thân rắn được xử lý tỉ mỉ từng chiếc với chất liệu ánh kim lấp lánh được cắt dán một cách khéo léo.

Theo Trung tâm Công viên cây xanh quận Thuận Hóa (Thành phố Huế) cho biết, cặp linh vật rắn Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được lấy ý tưởng từ hình ảnh Mãng xà khắc trên Huyền đỉnh và Nhiêm xà trên Anh đỉnh của Cửu Đỉnh được đặt trong Thế Miếu của Đại nội Huế và được cách điệu nhằm tạo ra hình hài hiền hòa, vui tươi. Cửu Đỉnh là 9 chiếc đỉnh đồng đúc vào thời Minh Mạng đã được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thế giới vào tháng 5/2024, trên thân của mỗi chiếc đỉnh được chạm khắc hình ảnh vũ trụ, núi sông, biển cả, muông thú, cây cối, vũ khí, sản vật tiêu biểu của quốc gia và tạo thành một bức tranh toàn cảnh của nước Đại Nam thống nhất thời nhà Nguyễn.

Lễ hội xuân Ất Tỵ 2025 của Thành phố Huế với không gian quy mô và đầy ấn tượng diễn ra từ ngày 23/1 - 2/2 (nhằm ngày 24 tháng chạp năm Giáp Thìn đến ngày mồng 5 Tết Ất Tỵ). UBND quận Thuận Hóa (TP Huế) đã triển khai tổ chức trồng trang trí 127.781 cây hoa các loại trên các công viên, điểm xanh với diện tích 7.986m2 và hoa trang trí hội xuân 203.758 cây, các giỏ hoa trên các trục đường chính của Thành phố Huế và đặc biệt thiết lập một “Công viên Hoa” được bố trí, sắp đặt trên một không gian rộng, trải dài theo dòng sông Hương tập trung ở không gian Công viên dọc đường Lê Lợi, cồn Dã viên, Công viên Thương Bạc kết hợp đường đi bộ trên sông Hương trang trí các điểm hoa nghệ thuật với hệ thống đèn chiếu sáng nghệ thuật, tất cả đã tạo nên một không gian đầy sắc màu.

z6264453146726_7359a2f4be54be2008d40865265c21f2.jpg
Linh vật năm Ất Tỵ lấy ý tưởng từ hình ảnh rắn trên Cửu Đỉnh.
z6264453087250_4dab6405a5f576738eddd216a9243132.jpg
Du khách chụp ảnh với linh vật rắn năm Ất Tỵ.
z6264453114507_7b82048b8768f593b3bad7417de43a9e.jpg
Trang trí hoa gần cầu Phú Xuân để du khách chụp ảnh.
z6264453107158_b07bf0c3e079d754674030adc4c2bc7e.jpg
Khu vực trước UBND Thành phố Huế cũng được trang trí nhiều hoa, tạo cảnh không khí xuân.
z6264453091924_dbda66149e18e677dcb7f879c72b9e9f.jpg
Chợ hoa xuân trên đường Lê Duẩn (quận Phú Xuân).
z6264453118165_86c0d6549a3759c6a97f2cf5798a74f5.jpg
Hoa được bày bán tại sân Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thành phố Huế (quận Thuận Hóa).

Hội xuân Huế đã trở thành sự kiện văn hóa nổi bật, thu hút đông đảo người dân và du khách mỗi dịp Tết Nguyên đán. Đây là dịp để tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên, di sản văn hóa và sự sáng tạo nghệ thuật, đồng thời tạo không gian gắn kết cộng đồng và quảng bá hình ảnh Cố đô Huế.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Sắp diễn ra Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025
    Vào ngày 22/4/2025 tới đây tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Tài chính phối hợp cùng Tổ chức Phát triển đầu tư vốn tư nhân (VPCA), Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures tổ chức Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
  • Quận Hà Đông: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
Đừng bỏ lỡ
Ngắm cặp linh vật năm Ất Tỵ lấy ý tưởng từ hình ảnh rắn trên Cửu Đỉnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO