Mùa xuân và tình yêu trong thơ Hoàng Cầm

PGS.TS Trần Hoài Anh| 09/04/2022 08:23

Hoàng Cầm là một gương mặt tiêu biểu của thơ ca hiện đại Việt Nam - một gương mặt thơ không mới nhưng lạ. Thơ ông lạ từ trong giọng điệu, trong hình ảnh, ngữ ngôn, giàu tính biểu tượng và mang ý nghĩa ẩn dụ với những khoảng mờ ngữ nghĩa cần ở người đọc một năng lực tư duy và chiều sâu tâm cảm mới có thể giải mã được thế giới thơ của ông... Song, cái “lạ” nhất trong thơ Hoàng Cầm là sự hợp hôn diệu kỳ giữa cái đẹp mùa xuân và tình yêu luôn ám ảnh hành trình sáng tạo thơ của ông, một thi sĩ, không ngại ngần tự nhận mình thuộc “nòi tình”. Đây cũng là phẩm tính riêng có trong thơ Hoàng Cầm - phẩm tính của cái Đẹp trong cái Lạ và cái Lạ trong cái Đẹp. Điều này đã tạo nên lực “hấp dẫn” của thơ Hoàng Cầm trong trường tiếp nhận của người đọc. Thơ Hoàng Cầm, phải chăng là sự kết tinh những mỹ cảm vừa mang tính “phổ biến” lại vừa rất “độc đáo” đó!?
Mùa xuân và tình yêu trong thơ  Hoàng Cầm
Nhà thơ Hoàng Cầm - một gương mặt tiêu biểu của thơ ca hiện đại Việt Nam

1. Hoàng Cầm ra đời vào mùa xuân (ông sinh ngày 22/2/1922), đến nay đã 100 năm. Mùa xuân là mùa của những lễ hội văn hóa, của tình yêu, của phồn thực. Và cũng từ mùa xuân vô thường ấy, Hoàng Cầm đã hiện hữu giữa cuộc đời với một nhân vị thi sĩ đích thực trong kiếp nhân sinh mà những “thăng trầm” của đời thơ ông là sự minh chứng sinh động cho những điều có thể và không thể trong phận số của người nghệ sĩ Hoàng Cầm mang tên vị “thuốc quí” mà ông chọn làm bút danh cho hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình... 
Một điều lạ lùng, có thể nói như vậy trong thơ Hoàng Cầm, đó là, cho dẫu con thuyền đời thơ của ông có trải qua những tháng ngày “lênh đênh” nhưng ông không bao giờ cô độc và đắm chìm trong nỗi khổ đau của riêng mình. Vì thế, cảm nhận về mùa xuân và tình yêu trong thơ Hoàng Cầm không nhuốm màu cô độc, khổ đau mà trái lại chan hòa tiếng hát, lấp lánh sắc màu văn hóa của những hội hè. Có thể nói, mỹ cảm về mùa xuân và tình yêu trong thơ Hoàng Cầm bao giờ cũng thanh thoát, trong xanh giao hòa giữa con người với tự nhiên như biểu hiện một giá trị sinh thái văn hóa, để rồi, “khi mùa xuân trở về”, tình yêu với những hẹn hò, ân ái, nhớ thương, đợi chờ... gặp sức xuân mà trỗi dậy, mà hồi sinh, mà hôn phối. Trong tâm thức Hoàng Cầm, mùa xuân và những lễ hội văn hóa chính là thiên sứ của tình yêu, là hiện thân của tuổi trẻ, của sự phục sinh những giá trị phồn thực tạo nguồn sống cho con người. Bởi, chỉ có tình yêu trong mùa xuân mới làm cho cuộc sống con người thêm ý vị, thăng hoa. Song, không chỉ có con người thăng hoa mà trong cảm thức của Hoàng Cầm, thiên nhiên cũng bừng lên sức sống phồn sinh tạo nên sự hợp hôn diệu kỳ giữa cái đẹp trong mùa xuân và tình yêu, mà nếu không có trái tim mẫn cảm của một thi sĩ tài năng  không thể viết được những vần thơ giàu mỹ cảm như thế: “Khi mùa xuân trở về/ Tiếng hát bốc lên đầu ngọn cỏ/ Có những bài ca dao/ Bao nhiêu năm lặng câm nằm ngủ/ Trong lòng mẹ nghèo/ Gặp đêm nay con gái chớm yêu / Bài ca thức giấc/ Nhập vào miệng con/ Một nụ hồng non/ Xòe nở” (Khi mùa xuân trở về).
Mùa xuân và tình yêu trong thơ  Hoàng Cầm
Hai ấn phẩm kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hoàng Cầm.
Phải chăng, những giá trị văn hóa lan tỏa trong mùa xuân không chỉ biểu hiện sự diệu kỳ của cái đẹp của sự sống, của thiên nhiên mà còn biểu hiện cái đẹp mộng mơ, huyền ảo cùng những khao khát cháy bỏng của tình yêu, vốn là bến đỗ bình yên của tâm hồn con người khi xuân về mà một người nghệ sĩ đa tình, đa tài như Hoàng Cầm cũng đã tìm thấy cái bến đỗ bình yên đó trong thơ. Có lẽ, chính sự hợp hôn diệu kỳ giữa cái đẹp từ mùa xuân và tình yêu đã “cứu rỗi” đời và thơ Hoàng Cầm, ra khỏi “vũng lầy” đau thương của cuộc nhân sinh, làm nên nét tươi trẻ, xuân sắc, thanh sạch trong hồn thơ ông, hồn thơ của một thi sĩ suốt đời chỉ biết sống và yêu như một chọn lựa hiện sinh. Thế nên, trong thơ Hoàng Cầm, xuất hiện hàng loạt các bài thơ viết về lễ hội mùa xuân mà ẩn chứa trong đó là những khát vọng tình yêu lứa đôi trôi theo dòng “sinh mệnh văn hóa” Việt như: Hội vật, Thi sợi bún, Thi đánh đu, Thi hát đúm, Thi dệt vải, Thi thêu gấm, Hội chen Nga Hoàng, Hội Gióng, Hội Long Khám, Hội Vân Hà... Chính các lễ hội này làm cho tình yêu và mùa xuân cũng như điệu hồn văn hóa trong thơ Hoàng Cầm thêm nồng thắm, thiết tha, phong phú. Và, mỗi lễ hội mùa xuân hiện lên trong thơ Hoàng Cầm là biểu hiện một cảm thức riêng về vẻ đẹp của mùa xuân và tình yêu mà lễ hội đánh đu - biểu tượng cho vẻ đẹp phồn sinh: Lả lơi, tinh tế, quyến rũ và đầy sự ma mị là ký ức luôn hằn sâu trong tâm thức văn hóa Việt: “Luồn tay ôm say/ giấc bay lay đỉnh núi/ Tuột hàng khuy lơi yếm tóc buông mành/ Đùi chảy búp dài thon nhún vội/ Bàng hoàng tia chớp liệng nghiêng xanh” (Thi đánh đu). Còn đây là nét đẹp văn hóa xuân trong ngày hội Gióng cũng đầy sự m ảnh của ái ân và duyên phận nhưng không kém phần lãng mạn của những huyền thoại tình yêu chỉ có trong cổ tích như những giấc mơ đẹp của đời người: “Xuân đến lụa the/ Cầm gậy tre đi se duyên cô Tấm ông Hoàng/ Vớt Trương Chi về gấm đỏ lầu Tây” (Hội Gióng). Có thể nói, một trong những cảm hứng nổi trội của tâm thức hiện sinh trong thơ Hoàng Cầm là sự hợp hôn diệu kỳ của cái đẹp mùa xuân và tình yêu.
Quả thật, cảm thức về vẻ đẹp trong thơ Hoàng Cầm luôn gắn với tình yêu và sự tiếc nuối những hoài niệm, những ký ức tuổi trẻ khi xuân về, một điều tất yếu trong cuộc sống nhưng cũng là bi kịch của phận người trước những giới hạn từ định mệnh mà con người không thể cưỡng lại: “Nếu anh còn trẻ như năm ấy/ Quyết đón em về sống với anh/ Những khoảng chiều buồn phơ phất lại/ Anh đàn em hát níu xuân xanh” (Nếu anh còn trẻ). Và, những giả định thi sĩ đặt ra trong thi phẩm Nếu anh còn trẻ mãi mãi chỉ là những giả định từ ký ức của những dự tưởng xa mờ, lẩn khuất theo thời gian mà mỗi khi nhớ lại chỉ làm cõi lòng thi nhân thêm xa xót, xốn xang…  
Một trong những yếu tính của tình yêu là khát vọng kiếm tìm, là cảm giác trống vắng luôn cần sự bù đắp từ một tinh cầu khác trong vũ trụ ái tình. Yêu nhau và tìm nhau, gần nhau rồi ly biệt, có nhau rồi mất nhau là qui luật của tình yêu. Và những mỹ cảm này trong tình yêu đều tìm thấy trong hồn thơ Hoàng Cầm khi ông viết về những lễ hội văn hóa vốn là một nét đẹp không thể thiếu trong khí quyển mùa xuân đã phóng chiếu thành những dự phóng sáng tạo. Thi giới trong thơ xuân Hoàng Cầm, vì thế là thi giới diệu kỳ của cái đẹp tình yêu và dấu ấn văn hóa qua những lễ hội, với khát khao và đợi chờ: “Đi vào nẻo xuân/ Gặp đường lụa đỏ/ Ai chờ Em đó/ Mà hoa trắng ngần (...) Khép tà áo mới/ Em vào đêm xuân” (Vào xuân). Và sự thăng hoa của vẻ đẹp diệu kỳ ở mùa xuân và tình yêu kết tinh trong những giá trị văn hóa, khiến mọi sự vật cũng chìm vào thế giới lặng im trong chiều sâu tuệ giác, để chỉ còn lại tình yêu với những ngữ ngôn riêng: Ngữ ngôn của lặng im từ trái tim với khao khát kiếm tìm...: “Em hỏi sao anh cứ đến tìm?/ Thuyền nào đưa lối chật khoang tim?/ Nhưng anh nín lặng dìu em bước/ Lên hết bầu xuân tiếng mõ chìm” (Chùa Hương).
Dường như, trong tâm lý sáng tạo của Hoàng Cầm: Tình yêu và mùa xuân luôn có một sự giao hòa mầu nhiệm làm nên một vẻ đẹp diệu kỳ làm thổn thức lòng người. Và đây là một hệ giá trị mang tính độc sáng của Hoàng Cầm phóng chiếu thành những vần thơ giàu biểu tượng phồn sinh ám ảnh tâm thức người đọc: “Xuân hương thương xuân chồi yếm mỏng/ Phập phồng biển động sóng nao lòng/ Hai đường nhật nguyệt tròn nông nỗi/ Rưng rức vòm sao rẽ lối cong” (Tương biệt hành). Và những xúc cảm cháy bỏng ái ân này, nếu không có sự rung động mãnh liệt để lắng nghe sự thổn thức tinh tế của trái tim thì không thể viết nên những câu thơ đầy sức ám gợi: “Thôi em! Cỏ mịn chân đê/ Anh đưa em nhẹ gót về xanh xưa/ Chỉ tay xuống đất làm mưa/ Mát chân em khỏa lững lờ nguồn xuân/ Tan rồi hạt bụi ái ân/ Vướng mi em một đôi lần... phải không?” (Xanh xưa). Liệu có đủ ngôn từ luận giải mỹ cảm từ những câu thơ tài hoa kết tinh vẻ đẹp diệu kỳ của mùa xuân và tình yêu trong thơ Hoàng Cầm!? Phải chăng, trước vẻ đẹp của những thiên tài thi ca, nhiều khi mọi ngữ ngôn đều bất lực. Vẻ đẹp thi giới Hoàng Cầm, vì thế, là vẻ đẹp của lặng im và chiều sâu minh triết mà không thể dùng những suy ngẫm lý tính để hiểu được.
2. Với Hoàng Cầm, sự hợp hôn diệu kỳ giữa cái đẹp mùa xuân và tình yêu trong thơ là kết tinh lý tưởng thẩm mỹ của một nghệ sĩ mà ở đó tình yêu cái đẹp được Hoàng Cầm tôn thờ như một tôn giáo để suốt đời ông dấn thân. Đến với cái đẹp của mùa xuân và tình yêu trong thơ Hoàng Cầm là đến với những vẻ đẹp mang tính tương giao giữa con người và vũ trụ. Bởi, nhà thơ luôn đặt mùa xuân và tình yêu trong sự quán chiếu với hệ giá trị của tự nhiên. Vì vậy, vẻ đẹp của mùa xuân và tình yêu trong thơ Hoàng Cầm là vẻ đẹp hài hòa của tâm cảnh và tâm cảm, có sức lay động lòng người, là hương hoa kết tinh từ những đóa xuân của đất trời trong sự tri nhận của người nghệ sĩ. Và, đây chính là căn tính làm nên giá trị thơ Hoàng Cầm như ông đã chia sẻ khá thành thực trong thơ: “Bướm ngũ sắc rã rời tay trẻ xé/ trách mình quá lộng nắng tàn xuân” (Đếm giờ).
Trách mình, trách cuộc đời hay trách một ai đó, có lẽ chỉ có Hoàng Cầm mới hiểu và giải mã được điều đó!? Nhưng, tôi tin, với một trái tim chỉ biết sống và yêu cùng với tấm lòng trân quí vẻ đẹp văn hóa Việt, nếu thi sĩ có trách thì đó cũng là lời “trách yêu” của một người quá đam mê cuộc đời... Và chính tâm thức này đã làm nên giá trị nhân bản cũng như sự bất tử của thơ Hoàng Cầm trong sự tiếp nhận của bao thế hệ người đọc. Vì thế, cho dẫu hôm nay thi nhân đã đi ra “ngoài cõi sống” nhưng thơ Hoàng Cầm thì vẫn còn hiện hữu giữa cuộc đời và trong lòng người yêu thơ như một niềm kiêu hãnh, thách thức sự tàn phá khắc nghiệt của thời gian. Bởi, nghệ thuật đích thực bao giờ cũng vượt lên những tầm thường trong cuộc sống để tồn sinh mãi với nhân gian, nói như Andre Malraux: “Nghệ thuật là cái chống lại định mệnh”. Phải chăng, thơ Hoàng Cầm cũng là một thứ nghệ thuật có khả năng: “chống lại định mệnh”!? ... Và, hình như Hoàng Cầm đang về để vui cùng nhân thế trong ngày hợp hôn diệu kỳ của cái đẹp giữa mùa xuân và tình yêu, giữa thi ca và cuộc đời, nhân thi sĩ tròn 100 năm tuổi..
(0) Bình luận
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Tiểu thuyết “Khi bà nội mặc bikini” ra mắt độc giả Việt
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt độc giả tiểu thuyết thiếu nhi “Khi bà nội mặc bikini” của tác giả Đài Loan Bành Tố Hoa. Với lối viết hóm hỉnh, tác phẩm chuyển tải tinh thần nữ quyền qua lăng kính thiếu nhi, một hướng tiếp cận hiếm gặp nhưng giàu sức gợi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Huyện Thường Tín đón nhận danh hiệu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
    Sáng 28/6, huyện Thường Tín (Hà Nội) tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sau 4 năm nỗ lực, huyện đã đạt nhiều kết quả nổi bật, kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực, hạ tầng ngày càng khang trang, đời sống người dân được nâng cao.
  • Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh
    Tối 27-6, Chương trình thúc đẩy sản xuất – tiêu dùng bền vững 2025 chính thức khai mạc tại Hà Nội với chủ đề “Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh”.
Đừng bỏ lỡ
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
  • [Podcast] Đình Mễ Trì Thượng – Nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa Hà Nội
    Trong hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, thì đình Mễ Trì Thượng là ngôi đình cổ kính bậc nhất. Ngôi đình này nằm trên gò Quy Sơn (núi Rùa), thuộc làng Mễ Trì Thượng (tên Nôm là Kẻ Mẩy). Mễ Trì Thượng không chỉ mang dáng dấp kiến trúc cổ đặc trưng Bắc Bộ, mà ngôi đình này còn là nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa của một Hà Nội đang chuyển mình theo vòng quay thời gian.
Mùa xuân và tình yêu trong thơ Hoàng Cầm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO