Mùa xuân kể chuyện áo dài nam ngũ thân truyền thống

Đinh Hồng Cường| 22/01/2020 10:34

Lâu nay, nói về chiếc áo dài Việt Nam mọi người thường nhắc đến tà áo dài nữ, mà ít ai nhắc đến áo dài nam từng là trang phục truyền thống của đàn ông Việt. Xuân mới này, xin giới thiệu đôi điều về tà áo dài nam ngũ thân với mong muốn bạn đọc hiểu thêm về một trang phục truyền thống từng hiện diện như một nét đẹp văn hóa của ông cha.

Mùa xuân kể chuyện áo dài nam ngũ thân truyền thống
Bản vẽ áo năm vạt. Nguồn: Techniques du people Annamite của Henri Oger, 1907.

Trong cuốn “Phủ biên tạp lục”, nhà bác học Lê Quý Đôn có viết: “Năm Bính Thân, mùa xuân, đặt nha môn Trấn phủ; tháng 7 mới hiểu dụ rằng: “Y phục bản quốc có chế độ, địa phương này từ trước cũng chỉ tuân theo quốc tục. Nay kính vâng thượng đức, dẹp yên cõi biên, trong ngoài như nhau, chính trị và phong tục phải nên thống nhất. Nếu còn có người mặc quần áo kiểu người khách (hàng vạn người Minh Hương - còn gọi là Khách trú bất mãn với nhà Thanh sang định cư, lập nghiệp ở Đàng Trong) thì nên đổi theo thể chế của nước nhà. Đổi may y phục thì theo tục nước mà thông dụng vải lụa”… “Thường phục thì đàn ông đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì từ hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không được xẻ mở. Duy đàn ông muốn mặc áo cổ tròn và ống tay hẹp cho tiện làm việc thì cũng được. Lễ phục thì dùng áo cổ đứng tay dài, vải xanh chàm hay vải đen, hay vải trắng, tùy nghi. Còn các bực viền cổ và kết lót thì đều theo như điều hiểu dụ năm trước mà chế dùng…”

Như vậy, năm 1744, chính chúa Nguyễn Phúc Khoát là người đặt nền móng cho tà áo dài ngũ thân nam ra đời. Sang thời nhà Nguyễn (1802 - 1945), chiếc áo dài ngũ thân nam đã được kế thừa và phát triển đến mức toàn thiện, từ kiểu dáng đến cách ứng xử với nó. Đây là bộ Quốc phục của Việt Nam bởi chính lệnh do chúa, vua ban, có hiệu lực lâu dài ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, được quy định cụ thể trong “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ”. 

Nhưng tạo sao lại gọi là áo dài ngũ thân? Bởi vì thời đó, khổ vải chỉ rộng từ 35 - 55cm, buộc phải gá, nối sống vải lại với nhau, lấy sống lưng làm chuẩn, bao gồm hai thân trước, hai thân sau và một thân con bên trong phía tay phải. Cổ áo tròn, đứng, vuông cạnh, cao chừng 4cm, khi mặc ôm vừa vặn lấy cổ tạo thành nét kín đáo, lịch sự, nghiêm túc. Chiếc áo có 5 khuy cài, gồm một khuy ở cổ, một khuy ở xương đòn bên phải, 3 khuy còn lại được cài ở dọc sườn phải cách đều nhau. Khổ vải tuy hẹp nhưng được phủ hết vai xuống đến khuỷu tay. Một đoạn vải nữa được nối từ khuỷu tay tới quá cổ tay chừng 2cm, ống tay hẹp (bó chẽn). Hai thân trước của áo được để dài quá đầu gối chừng 5 - 7cm, lượn hình cánh cung, rất nghệ thuật.

Vì được nối sống, đối sóng trước sau tạo thành dáng áo cứng cáp, oai nghiêm, đường vệ. Tà áo dài ngũ thân nam tuyệt nhiên không có nối cầu vai để tạo ra sự hài hòa, mềm mại nhưng lại khiến khuôn ngực của người đàn ông trở nên vạm vỡ hơn.

Khi mặc áo, theo truyền thống, người đàn ông Việt bao giờ cũng mặc bộ quần áo lót màu trắng hoặc sáng màu tạo điểm nhấn cho bộ trang phục bên ngoài. Thêm nữa, nó cũng tạo ra sự kín đáo, nghiêm túc cho người mặc. Còn một điểm đáng lưu ý nữa, đã mặc áo dài ngũ thân, người nho nhã, thư sinh, lịch thiệp bao giờ cũng phải dùng khăn vấn hoặc quấn rối trên đầu. Chiếc khăn không những che đi mái tóc hoa râm, hói đầu hoặc tóc dài mà còn để lộ ra vầng trán cao, rộng thanh tú.

Mùa xuân kể chuyện áo dài nam ngũ thân truyền thống
Chiếc áo dài nam truyền thống của người Việt đang được “hồi sinh” nhờ nỗ lực của nhóm Đình làng Việt.

Cách đây không lâu, vào trung tuần tháng 12/2019, tại “Lễ hội văn hóa dân gian trong đời sống đương đại”, nhóm Đình làng Việt đã tạo dựng một không gian mang đậm dấu ấn truyền thống Việt Nam với việc trưng bày khoảng 15 bộ áo dài nam ngũ thân, từ hàng sa (the), gấm, đoạn đến hàng vải thô, đũi bình dân. Có những tà áo dài được phục dựng lại theo nguyên mẫu bộ trang phục (thường phục) mà các vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, và Bảo Đại đã từng mặc, được coi là mẫu mực về kiểu dáng tạo hình đến những bộ áo cặp, áo thời trang đã bị các nhà thiết kế tạo mẫu may sai lệch, không đúng theo truyền thống.

Gian hàng trưng bày lôi cuốn đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé thăm. Bên cạnh tà áo dài nam truyền thống do nhóm Đình làng Việt mặc thể nghiệm, khác lạ với những bộ quần áo tân thời mà lớp thanh niên trẻ đang mặc nên có nhiều người không tiếc lời khen đây là những bộ trang phục “xưa” của các cụ rất đẹp, nền nã. Tuy nhiên, nói là “xưa” thì không hợp lý lắm bởi nó gắn với cái gì đó xa xăm, đoạn tuyệt với với hiện tại và khiến cho người ta hoài niệm “bao giờ cho đến ngày xưa”. Nên dùng từ “truyền thống” thì hợp lẽ hơn. Vì trong truyền thống có lịch sử hình thành tà áo dài nam ngũ thân, được kế thừa từ áo giao lĩnh, áo tấc, áo viên lĩnh… từ thời Lê - Trịnh trước đó, và xưa hơn nữa từ thời Lý - Trần (1010 - 1400). Trong truyền thống còn có sự vun bồi liên tục, hoàn thiện đến độ tinh xảo vào thời nhà Nguyễn (1802 - 1945). Truyền thống này chỉ bị mai một từ sau năm 1945 trở lại đây. 

Tà áo dài nam ngũ thân không còn mấy hiện diện trong cuộc sống đương đại là bởi nó bị quy kết về thành phần địa chủ, tàn dư của chế độ quân chủ phong kiến, hủ tục cần bị loại bỏ. Không còn chỗ đứng, bộ Quốc phục bước vào sân khấu chèo, quan họ, cải lương, hầu đồng nơi cửa đền cửa phủ và dĩ nhiên, văn học và nghệ thuật sân khấu mang một chiều kích khác - chiều kích tư tưởng, truyền tải đạo lý hướng thượng, giáo dục mỹ cảm và lên án những thói hư, tật xấu trong xã hội. Người đạo diễn, các nhà thiết kế phục trang, cổ trang hoàn toàn có quyền cách điệu, biến tấu, thêm bớt, thậm chí thổi phổng để làm nổi bật nét thiện, ác trong tính cách nhân vật. Vì thế mà bộ trang phục cũng được cải biên cho phù hợp với vở diễn.

Những nhân vật trong vở kịch “Ngao, sò, ốc, hến”, vở chèo “Quan âm Thị Kính”, “Lưu Bình - Dương Lễ”, dân ca quan họ… đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người xem. Những nhân vật trong văn học nghệ thuật, trong phim, trên sân khấu điện ảnh đều được các đạo diễn xây dựng rất công phu nên nó “thật hơn cả ngoài đời”, lẽ dĩ nhiên, sau vở diễn, các nhân vật trong văn học, sân khấu điện ảnh lại trở về với cuộc sống đời thường và họ bê nguyên kiểu dáng y phục trên sân khấu vào trong cuộc sống thì làm sao tránh được cái màu mè, biến cải và khôi hài. 

Chiếc áo không làm nên một nhà tu chân chính. Nhưng “y phục xứng với kỳ đức” lại hàm chứa những bài học về nhân cách, về văn hóa ứng xử giữa con người với con người. Thông điệp ý nghĩa của 5 thân áo: “Hai thân trước tượng trưng cho cha mẹ đẻ ra mình; hai thân sau tượng trưng cho cha mẹ đẻ ra vợ mình; thân bên trong là thân con của mình và mình phải giữ đạo hiếu với “tứ thân phụ mẫu”; 5 chiếc khuy áo gửi gắm thông điệp về ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín); khăn vấn hình chữ nhân, chữ nhất trên đầu với biểu tượng coi trọng tính Người, lòng cương trực, thẳng thắn, nhất tâm của người đàn ông… vẫn là biểu tượng về văn hóa (văn là đẹp, hóa là trở thành đẹp), về giá trị nhân văn và lối sống cao thượng. 

Nhà văn hóa Hữu Ngọc từng khẳng định: “Văn hóa là cái còn lại sau khi mọi thứ đã bị mất đi”. Vậy nên, người có am hiểu về chiếc áo dài ngũ thân này thì mới biết cách mặc và ứng xử với nó thế nào cho vừa văn minh, lịch sự, như câu ca dao xưa đã từng tôn vinh người Thủ đô:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Chẳng lịch cũng thể là người 
Tràng An”.
(0) Bình luận
  • “Cây mận ngọt nhất Trái Đất từng đến vịnh Hạ Long”: Trang sách cảm xúc, sâu sắc về tình cảm gia đình
    “Cây mận ngọt nhất Trái Đất từng đến vịnh Hạ Long” là tác phẩm đầu tay của Tiểu Phong (bút danh văn học của tác giả Phạm Thị Thủy, sinh năm 1989, quê quán Hưng Yên), được Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành vào năm 2025.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • Hà Nội bổ sung diện tích rào chắn phục vụ thi công trên đường Kim Mã
    Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
  • Huyện Thường Tín đề xuất 4 trụ sở xã mới sau sắp xếp, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương lớn của Đảng
    Thông tin UBND huyện Thường Tín (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương đã có đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội về việc đặt trung tâm hành chính - chính trị, trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội của 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Mùa xuân kể chuyện áo dài nam ngũ thân truyền thống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO