Một sớm trở dậy, cái lạnh man mác bao trùm mọi nẻo, Hà Nội choàng tỉnh sau một giấc ngủ dài và ngỡ ngàng nhận ra mình đã vào đông. Gió thổi từng đợt lạnh làm xào xạc những chiếc lá đang nằm thoi thóp ngoài kia, còn nắng lại đang len lỏi qua khe hở của những ô của sổ màu rêu như một cuộc viễn du kỳ thú.
Một sớm trở dậy, cái lạnh man mác bao trùm mọi nẻo, Hà Nội choàng tỉnh sau một giấc ngủ dài và ngỡ ngàng nhận ra mình đã vào đông. Gió thổi từng đợt lạnh làm xào xạc những chiếc lá đang nằm thoi thóp ngoài kia, còn nắng lại đang len lỏi qua khe hở của những ô của sổ màu rêu như một cuộc viễn du kỳ thú. Hà Nội dường như thâm trầm hơn, do cái lạnh chớm đông bất chợt ùa về hay bởi những guồng xe chầm chậm lăn bánh mang trên lưng một sắc trắng tinh khôi của cúc họa mi. Khoảnh khắc giao mùa đã đến, ta lại chộp rộp quàng thêm chiếc khăn ấm mỗi bận ra đường và xao lòng khi bắt gặp một khóm cúc họa mi duyên dáng khoe mình trên phố. Loài hoa với dáng vẻ hoang dại, mơ màng như người tình chung thủy của Hà Nội mỗi độ chớm đông. Và hôm nay, cúc họa mi lại về đon đả trên khắp các con đường dãy phố, sắc hoa trắng tinh khôi vương theo những xúc cảm thật bâng khuâng.
Nhiều người đã phải lòng loài hoa mang vẻ đẹp thuần khiết như sương kia chỉ vì sự thân thương, yên ả mà bất giác ta nhận ra khi ngắm nhìn chúng.
Mùa thu hãy còn đang ngần ngừ chưa muốn rời đi thì đông đã lững thững luồn qua từng con ngõ, làm bừng tỉnh những bông hoa trắng muốt đang dấu mình sau bầu nụ. Cúc họa mi – loài hoa nở rộ vào tiết trời se lạnh những ngày đầu đông, trông chúng mới nhỏ bé làm sao, vậy mà lại khẽ khàng bung sắc giữa cái rét đậm vị của chốn Hà Thành không chút ngại ngùng. Loài hoa nhỏ nhắn ấy dù mùi hương chẳng nồng nàn giống hoa sữa mỗi độ thu về, cũng không rực rỡ như những đóa hồng đỏ hay mẫu đơn. Thế nhưng, cúc họa mi vẫn đằm thắm trong trái tim người người vì vẻ đẹp rất riêng của nó, cầm một đóa cúc trên tay mà ngỡ cuộc đời an yên đến lạ. Chúng ta hẳn sẽ bồi hồi khi theo gót phía sau chiếc xe hoa rong và thư thả thu vào lồng ngực những hương vị tinh túy nhất mà tạo hóa đã ban phát. Cứ như vậy, ta chìm đắm trong cơn say với cúc họa mi, với Hà Nội khi nào không hay?
Giữa cái lạnh se se tràn về trên phố nhỏ, lọt vào mắt ta là hình bóng thân thương của một vài thiếu nữ Hà Thành mái tóc dài bay bay trong gió đang thong thả bước đi với trên tay một bó cúc họa mi. Ánh mắt kẻ si tình nào đang ngả nghiêng trước nụ cười dịu dàng như ban mai của cô gái. Thế là vô tình, cúc họa mi lọt thỏm vào câu chuyện lãng mạn của những kẻ đang yêu, loài hoa nhỏ nhắn ấy như thay bao lời muốn ngỏ. Có cô gái phải lòng một khóm cúc họa mi, còn chàng trai lại phải lòng cô gái…
Những bó hoa trắng thanh tao nằm ngoan trên yên xe lặng lẽ theo chủ nhân đi khắp các cung đường, hương sắc nhè nhẹ lan tỏa khiến Thủ đô thân yêu như sống lại chuỗi ngày xa xôi của tuổi hoa niên. Giờ thì đã hiểu tại sao, nhiều người luôn chờ đợi mùa cúc họa mi giống một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức. Vì mỗi mùa hoa mang theo bao nỗi niềm, là sự hi vọng, là cảm giác an yên tràn ngập tâm trí lẫn con tim, thật đáng để chúng ta chờ đợi một món quà như thế. Và mỗi khi đi trên đường, bắt gặp một chiếc xe đạp chở cúc họa mi ta lại rưng rưng ngóng theo sắc trắng tinh khôi ấy chẳng nỡ rời chân.
Hỡi ôi! Cúc họa mi, loài hoa bé bỏng, mong manh hệt những trang giấy, mỗi cánh hoa như mang cả nỗi lòng người Hà Nội giản đơn mà rất đỗi thanh tao. Đông về, rét mướt gặm nhấm cảnh vật, các bà, các mẹ lại mua về một bó cúc họa mi để làm tươi tắn thêm ngôi nhà của mình. Sắc hoa còn tô điểm cho bao bức ảnh lung linh của nhiều cô gái đang tuổi xuân xanh, môi phớt hồng, cặp mắt long lanh bên những đóa họa mi yêu kiều. Mỗi mùa cúc họa mi nở rộ, ta thấy như yêu thêm từng khoảnh khắc giao mùa, một chút lạnh, một chút gió, một chút hương hoa làm lòng người tươi mát và sống động hơn. Tình yêu với cuộc sống cũng từ đó mà được đắp bồi...
Từng đọt nắng lăn tăn rơi ngoài hiên, rót vào không gian hơi ấm một buổi đầu đông, những bàn chân ngập ngừng bước vội cho kịp chuyến mưu sinh. Còn Hà Nội cũng đang vội vàng níu lại những khoảnh khắc mơ mộng của một mùa cúc họa mi sắp sửa đi qua. Loài hoa mang cái tên thật lạ, tuy rằng không có tiếng hót lảnh lang như chim họa mi thế nhưng nó vẫn tự mình viết nên một bài ca tươi đẹp dành riêng cho cuộc sống.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
Bầu trời hôm nay như rộng hơn, mây như xanh hơn, gió như thanh mát hơn, mênh mang đến tận cùng. Gió cuối hạ lang thang đầu dãy phố, la đà trên vòm phượng xanh biếc còn sót lại những bông hoa cuối mùa bừng lên rực rỡ. Có phải em, mùa thu…!
Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
Đêm trời Âu, những tia chớp dọc ngang như xé toạc không gian thành trăm mảnh. Ngả nghiêng theo tiếng sấm là màn mưa lộp bộp, rì rào… rồi ào ào như thác đổ. Mưa mùa hạ. Đích thực là mưa mùa hạ...
Những ngày còn công tác ở Hà Nội, ông ngoại tôi đã xin được giống sen Hồ Tây về trồng trong đám ruộng lầy cải tạo thành ao, bờ mòn dần hóa thành đầm sen đầu tiên ở bản. Những nhà hàng xóm ngắm bông sen to, đẹp thơm ngát một vùng thì đến xin vài ngó già.
Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân do Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 21-11-2024 phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn đóng quân, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
Sáng 21/11, quận Tây Hồ tổ chức kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024); tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích quận Tây Hồ năm 2024.
Sáng 21-11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng.
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sỹ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sỹ, nghệ sỹ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.
Ngày 20/11, nghệ sĩ đàn tỳ bà Vũ Diệu Thảo ra mắt album Bụi phấn. Đây là sản phẩm âm nhạc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, đồng thời cũng là kỷ niệm 20 năm gắn bó với Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trong vai trò giáo viên đàn tỳ bà của nghệ sĩ Diệu Thảo.
Sáng nay 20/9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của UBND Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và quán triệt một số nội dung trọng tâm trong thực hiện...
Để hoàn thiện diện mạo kiến trúc Đại nội Huế và góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới, tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt đầu tư phục hồi di tích Đại Cung Môn (Đại nội Huế).
Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.