Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Mong muốn phủ Tây Hồ trở thành di tích lịch sử văn hoá kiểu mẫu

Huyền Anh 16/08/2024 17:00

Thực hiện hiệu quả Quy tắc ứng xử của Thành phố trên địa bàn quận Tây Hồ cần làm nổi bật những giá trị văn hóa truyền thống lịch sử ngàn năm của Tây Hồ.

Ngày 15/8, Đoàn kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố năm 2024 đã đi kiểm tra và làm việc một số điểm trên địa bàn quận Tây Hồ, trong đó có chợ hoa Quảng An, bộ phận một cửa UBND phường Quảng An và phủ Tây Hồ.

Giữ gìn nét đẹp, sự tôn nghiêm của di tích

Đối với những ai quan tâm đến tâm linh, đặc biệt thờ Mẫu, không thể không biết tới phủ Tây Hồ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Phủ Tây Hồ thờ Chúa Liễu Hạnh. Trong hệ thống điện thần Việt Nam, Chúa Liễu Hạnh là một trong tứ bất tử (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Thánh Mẫu), là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ, mà bản chất là tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của Việt Nam.

4(2).jpg
Đoàn kiểm tra tại phủ Tây Hồ.

Chia sẻ khi Đoàn khảo sát việc thực hiện Quy tắc ứng xử của Thành phố tại phủ Tây Hồ, đồng chí Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình (Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội) bày tỏ mong muốn phủ Tây Hồ sẽ xây dựng trở thành điểm di tích lịch sử văn hoá kiểu mẫu không chỉ của quận Tây Hồ mà còn của cả Thủ đô Hà Nội.

“Tôi đánh giá cao việc áp dụng thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt tại phủ Tây Hồ được triển khai từ dịp đầu năm vừa qua. Mặc dù đây là năm đầu tiên triển khai, song việc thu phí tự động đã giảm thiểu phát sinh về giá tại các bãi trông giữ xe; bước đầu tránh được ùn tắc tại khu vực xung quanh phủ Tây Hồ, nhất là trong những dịp lễ đầu năm. Bên cạnh đó, Ban quản lý cần quan tâm tới việc đồng bộ hoá hệ thống biển bảng niêm yết nội dung chính trong bộ Quy tắc ứng xử để nhân dân thuận tiện nắm bắt thông tin và chấp hành nghiêm nội quy khi đến lễ bái tại phủ”, đồng chí Bùi Minh Hoàng nhấn mạnh.

5(1).jpg
Phủ Tây Hồ, phường Quảng An, quận Tây Hồ.

Theo báo cáo của UBND quận Tây Hồ, quận đã triển khai lắp đặt mô hình Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn tại 71 di tích trên địa bàn quận nhằm định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách ứng xử văn minh của tổ chức và cá nhân khi tham gia các hoạt động du lịch tại các di tích. Hướng tới sự văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp, phát huy giá trị lịch sử văn hóa của các di tích trên địa bàn.

Đại diện Ban quản lý phủ Tây Hồ chia sẻ, thực hiện chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương, Ban quản lý thường xuyên tuyên truyền nhân dân và du khách thập phương thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; niêm yết nội dung quy tắc ứng xử nơi công cộng, nhưng việc nên làm, những việc không nên làm tại nơi thờ tự. Cử người thường xuyên nhắc nhở về trang phục, lễ nghi, đặt lễ… tại phủ. Bên cạnh đó, phủ còn bố trí trang phục áo dài cho du khách đến lễ bái.

Phát huy giá trị văn hoá truyền thống của Tây Hồ

Theo thông tin từ quận Tây Hồ, hiện quận Tây Hồ có 8 chợ trên địa bàn 8 phường. Chợ truyền thống có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống và văn hóa của người Hà Nội nói chung và của quận Tây Hồ nói riêng. Chợ truyền thống hiện đang chiếm ưu thế hơn so với các trung tâm thương mại về tạo việc làm cho lao động, về kết nối cộng đồng dân cư và gìn giữ văn hóa truyền thống.

Tuy vậy, những hạn chế còn tồn tại như: ứng xử thiếu văn minh trong mua bán, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, mất an ninh, an toàn cháy nổ và trật tự xã hội... đã và đang hạn chế sự phát triển của chợ, đòi hỏi cần thay đổi về phương thức quản lý mà vẫn gìn giữ nét đẹp truyền thống của chợ.

Để phát huy tối đa lợi thế của chợ hoa truyền thống Quảng An, đồng chí Bùi Minh Hoàng đề nghị, quận Tây Hồ cần chú trọng khai thác phát huy giá trị nét đẹp văn hoá của chợ hoa truyền thống lâu đời Quảng An. Để chợ hoa Quảng An có thể phát triển thành điểm du lịch đêm hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách, Ban quản lý chợ cần tăng cường các biện pháp để đảm bảo an ninh, an toàn tại chợ như khuyến khích áp dụng hinh thức thanh toán không dùng tiền mặt; bảo đảm quản lý tốt công tác vệ sinh môi trường, hạn chế rác thải nhựa, an ninh an toàn. Các ki ốt bán hàng cần ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại người bán; niêm yết giá, cung cấp mã quét QR để việc mua bán thuận lợi, văn minh.

2(2).jpg
Đoàn khảo sát tại chợ hoa Quảng An.

Ông Dương Văn Trường, Trưởng ban quản lý chợ hoa Quảng An cho biết, với đặc thù của chợ hoa hoạt động sôi nổi và đông người nhất vào khung giờ từ 20h hôm trước đến 4h hôm sau. Đây là chợ hoa lớn nhất miền Bắc, cung cấp hoa cho các tỉnh miền Bắc và cả nước, mỗi ngày có hàng chục tấn hoa được giao dịch tại đây. Vào những ngày cao điểm như ngày rằm, mùng một hay vào dịp Tết, chợ hoa thu hút hàng chục nghìn lượt khách mỗi tối. Với số lượng hoa và khách buôn bán nhộn nhịp, mỗi tối tại chợ hoa có lượng lớn rác thải, vì vậy, Ban quản lý chợ yêu cầu các tiểu thương thực hiện thu gom rác mỗi sáng và tập kết vào nơi quy định.

Theo thông tin từ Ban quản lý chợ Quảng An, quận Tây Hồ đã có kế hoạch xây dựng lại chợ hoa để đồng bộ các cơ sở hạ tầng như: Khu vực bán hàng, bãi đỗ xe, nơi tập kết rác, bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, lắp đặt camera an ninh, nhà vệ sinh công cộng; hứa hẹn sẽ là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của quận Tây Hồ, có thể kết nối với các điểm du lịch khác trên địa bàn quận để tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo cho quận Tây Hồ nói riêng và Hà Nội nói chung./.

Bài liên quan
  • Quận Hai Bà Trưng: Điểm sáng trong thực hiện Quy tắc ứng xử trên địa bàn Thủ đô
    Việc triển khai thực hiện 02 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng được các phòng ban, đơn vị và nhân dân đồng thuận hưởng ứng thực hiện, phát huy quyền làm chủ và mở rộng dân chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở.
(0) Bình luận
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Mong muốn phủ Tây Hồ trở thành di tích lịch sử văn hoá kiểu mẫu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO