Kiến trúc - Quy hoạch

Mở rộng mặt cắt ngang 3 cầu lớn trên đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô

KT (T/h) 07:58 08/04/2023

Mặt cắt ngang các cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở và cầu Hoài Thượng thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô đang được xem xét mở rộng lên 24,5m.

caumeso.jpg
Vị trí quy hoạch cầu Mễ Sở trên đường Vành đai 4.

Bộ Giao thông Vận tải vừa có ý kiến đối với một số nội dung liên quan đến thiết kế Dự án thành phần 3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. 

Theo đó, liên quan đến đề xuất điều chỉnh mặt cắt ngang cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở và cầu Hoài Thượng, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được Quốc hội thông qua, các cầu nêu trên có bề rộng cầu là 17,5m.

Trong hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông (ĐTXDCTGT) thành phố Hà Nội gửi Bộ Giao thông Vận tải tham gia ý kiến, có đề xuất điều chỉnh bề rộng cầu từ 17,5m thành 24,5m (bố trí thêm 2 làn - có giải phân cách để phục vụ các phương tiện xe máy và thô sơ qua cầu kết nối giữa hai bờ sông).

Bộ GTVT đánh giá việc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội đề xuất mở rộng mặt cắt ngang các cầu nêu trên là cơ bản phù hợp, sẽ triết giảm được chi phí xây dựng do không phải xây dựng thêm đơn nguyên cầu độc lập để kết nối hai đường song hành, tăng tính mỹ quan công trình, tạo thuận lợi về giao thông kết nối khu vực hai bên sông và đảm bảo khai thác đồng bộ, hiệu quả tuyến đường Vành đai 4.

Tuy nhiên, để có cơ sở trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định, Bộ GTVT đề nghị Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công tình giao thông TP. Hà Nội, tư vấn thiết kế kiểm tra, rà soát, bổ sung số liệu điều tra về điều kiện giao thông khu vực, việc tổ chức giao thông giữa làn xe thô sơ và làn xe cơ giới,… làm cơ sở xác định sự cần thiết phải bố trí làn đường phục vụ xe máy, thô sơ trên mặt cắt ngang cầu, nghiên cứu kỹ giải pháp thiết kế có tính đến giai đoạn hoàn chỉnh nhằm đảm bảo an toàn, thuận lợi cho các phương tiện khi tham gia giao thông.

Đồng thời, hồ sơ gửi Bộ Giao thông Vận tải chưa có dự kiến chi phí cho việc điều chỉnh mặt cắt ngang cầu nêu trên, do vậy, Ban Quản lý dự án và tư vấn thiết kế cần rà soát, tính toán, dự kiến chi phí điều chỉnh bổ sung, làm cơ sở báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, bảo đảm nguyên tắc không vượt sơ bộ tổng mức đầu tư dự án đã được Quốc hội thông qua.

Về vị trí, thiết kế các nút giao liên thông, các nhánh lên xuống, các nút quy hoạch trên toàn tuyến, Bộ GTVT cho biết, theo hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, Dự án được thiết kế với 8 nút giao liên thông, trong đó: TP. Hà Nội có 5 nút giao (cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Trục Mê Linh, Đại lộ Thăng Long, Quốc lộ.6, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ); tỉnh Hưng Yên có 1 nút giao (cao tốc Hà Nội – Hải Phòng); tỉnh Bắc Ninh có 2 nút giao (Quốc lộ.38, cao tốc Nội Bài – Hạ Long). Bên cạnh đó sẽ hoàn thiện nút giao Tây Nam thuộc tỉnh Bắc Ninh; 8 nút tách nhập (nhánh lên xuống): Quốc lộ 32, Trục Nam Hà Nội, Đường di sản văn hóa Hưng Yên, Đường tỉnh.385, Quốc lộ.217, các vị trí đầu cầu Hồng Hà, Mễ Sở, Hoài Thượng.

Các nút giao quy hoạch sẽ được rà soát cập nhật và thỏa thuận với các cơ quan thẩm quyền trong bước Báo cáo nghiên cứu khả thi.

Theo hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi do Ban Quản lý dự án ĐTXDCTGT gửi, trong giai đoạn phân kỳ, Dự án được thiết kế gồm 8 nút giao liên thông và hoàn thiện nút giao Tây Nam thuộc tỉnh Bắc Ninh tuân thủ theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; điều chỉnh các vị trí tách nhập (nhánh lên xuống) so với bước Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho phù hợp với thực tế và thỏa thuận với các địa phương gồm 7 nút tách nhập tại các vị trí như sau: cầu Hồng Hà (đê Hữu Hồng), cầu Mễ Sở (đê Hữu Hồng), đường trục di sản Hưng Yên, đường tỉnh 379, quốc lộ 5, quốc lộ 17, quốc lộ 38 mới.

Dự kiến, các nút giao quy hoạch được tư vấn thiết kế rà soát, cập nhật và đã được thỏa thuận với các địa phương được đầu tư bằng nguồn vốn khác gồm 7 nút giao tại các vị trí như sau: Quốc lộ 32, Hồ Tây - Ba Vì, Ngọc Hồi - Phú Xuyên, đường tỉnh 385, đường tỉnh 283, đường tỉnh 276, đường tỉnh 282B.

Trên cơ sở đề xuất của Ban Quản lý dự án và tư vấn thiết kế trong bước Báo cáo nghiên cứu khả thi, việc bố trí 8 nút giao liên thông và hoàn chỉnh nút giao Tây Nam (tỉnh Bắc Ninh) với khoảng cách trung bình 9,42km/nút giao liên thông là cơ bản phù hợp.

Hiện nay, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công tình giao thông TP. Hà Nội đang đề xuất quy hoạch bổ sung thêm 7 nút giao liên thông (TP. Hà Nội: 3 nút; tỉnh Hưng Yên 1 nút; tỉnh Bắc Ninh 3 nút) không sử dụng nguồn vốn của Dự án.

Tuy nhiên, Bộ GTVT đánh giá một số vị trí đề nghị bổ sung nút giao như: nút giao Hồ Tây - Ba Vì (Km24+300) cách nút giao Quốc lộ 32 liền kề khoảng 3,9km; nút giao Đường tỉnh.283 cách nút giao Đường tỉnh.385 liền kề khoảng 1,9km thì khoảng cách giữa 2 nút giao liên thông là chưa phù hợp theo khuyến cáo tại điều 8.4.2 của Tiêu chuẩn TCVN 5729-2012 trong trường hợp áp dụng đối với “phạm vi xung quanh các thành phố lớn và các khu công nghiệp quan trọng thì khoảng cách này có thể bố trí từ 5km đến 10km”. Ngoài ra, việc bố trí nhiều nút giao liên thông gần nhau sẽ tiềm ẩn nguy cơ ùn tắc giao thông.

Bộ GTVT đề nghị Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công tình giao thông TP. Hà Nội kiểm tra, rà soát nhu cầu vận tải đối với từng nút giao liên thông (kể cả các nút giao đề xuất quy hoạch bổ sung) để lựa chọn phương án thiết kế phân kỳ và hoàn chỉnh cho phù hợp đảm bảo tuân thủ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo tính kinh tế - kỹ thuật và tuân thủ quy định về khoảng cách giữa các nút giao liên thông tại mục 8.4 Tiêu chuẩn TCVN 5729-2012.

“Đồng thời, đề nghị tư vấn thiết kế nghiên cứu kỹ các giải pháp thiết kế tại các vị trí bố trí các làn tách, nhập (nhánh lên xuống) vào đường cao tốc cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn, thuận tiện cho các phương tiện lưu thông trên đường cao tốc”, lãnh đạo Bộ GTVT nêu quan điểm.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mở rộng mặt cắt ngang 3 cầu lớn trên đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO