Mật mía – nguyên liệu không thể thiếu cho những món ăn ngon

Hà Trang| 10/01/2023 20:54

Mật mía không chỉ là một món nước chấm mà còn là nguyên liệu tạo nên hương vị độc đáo của nhiều món ăn, nhất là mỗi dịp Tết đến Xuân về, để có những món chè đạt độ ngọt thơm đặt lên ban thờ cúng Giao thừa, nguyên liệu không thể thiếu là mật mía.

Giữa tháng Chạp, không khí Tết đã trở nên nhộn nhịp hơn. Người dân miền núi xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) cũng tất bật với những chảo mật mía ngọt thơm để phục vụ thực khách gần xa. Là địa phương hiếm hoi ở Hà Tĩnh còn giữ được nghề ép mía nấu mật, hiện toàn xã Thọ Điền có 260 hộ tham gia trồng mía, với tổng diện tích khoảng 20ha. Mỗi năm, làng mía Thọ Điền cung cấp ra thị trường khoảng 160 tấn mật thương phẩm, giá bán dao động từ 30.000-40.000 đồng/kg, ước tính doanh thu khoảng trên 5 tỷ đồng.

mat-mia-tho-dien-1-1522.jpg
Mật mía được nấu rất kì công nhưng ra sản phẩm thì đặc quánh, thơm ngon

Chị Hoa (trú tại thôn 5, xã Thọ Điền), gia đình làm nghề ép mía nấu mật khoảng 15 năm nay. Trước đây, việc ép hoàn toàn làm thủ công, dùng trâu làm sức kéo. Gần đây, các hộ gia đình chuyển sang ép mía bằng máy nên sức lao động được giải phóng đáng kể. Về quy trình nấu mật, chị Hoa chia sẻ, sau khi ép mía xong thì cho nước vào chảo để nấu. Quá trình này phải túc trực thường xuyên để vớt hết bọt đất đổ đi. Khi nước mía sôi, cho vào thùng lắng cặn, khoảng 2-4 tiếng sau khi cặn lắng xuống thì xả lại chảo thông qua lớp lọc rồi nấu thành mật. Thời gian nấu một chảo mật mất 4 tiếng đồng hồ.

Hay như những ngày này tại làng Hòn Rô, thuộc xóm 4, xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) rộn ràng tiếng máy ép mía, mùi thơm tỏa ra từ các lò nấu mật. Hàng chục hộ dân nơi đây mỗi năm xuất ra thị trường hàng trăm nghìn lít mật mía - nguyên liệu để làm bánh cu đơ và các món đặc sản. Năm nay, mật mía Hòn Rô liên tục "cháy hàng", mỗi ngày có hàng chục thương lái ở trong và ngoại tỉnh như Hà Tĩnh, Thanh Hóa và cả Hà Nội... tới thu mua.

nau-mat-2312-1673166206.jpg
Công đoạn nấu mật mía tại Hòn Rô, xã Nghĩa Bình (Tân Kỳ, Nghệ An)

Khảo sát cho thấy, giá mật tại đây hiện 26.000-28.000 đồng một lít, đắt hơn những năm trước 5.000-8.000 đồng. Để mua với số lượng mật nhiều mỗi lượt, thương lái phải gọi điện đặt hàng trước đó nhiều ngày. Cách xã Nghĩa Bình khoảng 20 km, tại làng Găng, xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn - một làng làm mật mía nổi tiếng khác của Nghệ An năm nay cũng trong diện "làm ra đến đâu, bán sạch tới đó". Toàn xã Nghĩa Hưng có khoảng 60 hộ sản xuất, mỗi năm cho ra thị trường khoảng nửa triệu lít. Năm nay thương lái ở tứ xứ đổ về đây thu mua rất nhiều. Ông Võ Đình Lượng, người đã có 30 năm làm nghề sản xuất mật, nói khá bất ngờ khi năm nay mật "cháy hàng". Trong 4 năm gần đây, năm nay mật mía dễ bán nhất, giá cũng cao hơn 15-20%.

cach-lam-mat-mia-tai-nha1.jpg
Bánh giò là món ăn dân dã  nhưng lại đặc biệt không thể thiếu mật mía chấm ăn kèm

Nghề nấu mật mía thủ công truyền thống ở khu vực trung du Bắc Bộ và một số tỉnh bắc Trung Bộ như Nghệ An, Hà Tĩnh. Ở xứ Nghệ, sản phẩm này thường được bán quanh năm ở các chợ, nhưng nhiều hơn cả là vào dịp gần Tết Nguyên đán. Người dân thường mua về làm gia vị chế biến món ăn, chấm khoai lang hoặc pha với nước chè xanh để uống. Không những thế mật mía còn được sử dụng để chữa bệnh rất hiệu quả bởi những dưỡng chất mà nó mang lại xuất phát hoàn toàn từ tự nhiên.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nét thanh lịch trong trang phục của người Hà Nội xưa
    Theo thời gian, trong nhịp sống hối hả của thời hội nhập, có rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị "cuốn trôi", song với người Thăng Long - Hà Nội, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu việc dậy bảo con cháu về cách mặc sao cho đẹp, cho nền nã; chọn trang phục sao cho giữ được nét thanh lịch, mặc sao cho "đậm chất kinh kỳ”....
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Quận Đống Đa: Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề nhân dân quan tâm
    Sáng 19/9, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024.
  • Hà Nội: Ấm lòng tinh thần “lá lành đùm lá rách” của các trường học tại quận Hoàn Kiếm
    Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, mới đây, 2 trường: THCS Ngô Sĩ Liên và THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức ủng hộ, hỗ trợ cho các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn cùng quận bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Đừng bỏ lỡ
Mật mía – nguyên liệu không thể thiếu cho những món ăn ngon
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO