Mặc trang phục không lịch sự tham dự lễ hội có thể bị phạt tiền từ 200 - 500 nghìn

Ánh Tuyết| 01/04/2021 15:02

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

Theo Nghị định, đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền và đình chỉ hoạt động có thời hạn. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có mức phạt khác nhau. Nhưng mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản cáo là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Cụ thể, Nghị định quy định biểu diễn nghệ thuật mà thực hiện hành vi không phù hợp với văn hóa truyền thống, lứa tuổi, giới tính theo quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 25 - 30 triệu đồng.

Mức phạt trên cũng áp dụng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp và người mẫu mà không có văn bản chấp thuận.

Quảng cáo thuốc lá, rượu từ 15 độ trở lên bị phạt tới 70 triệu đồng

Về lĩnh vực quảng cáo, Nghị định quy định phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: 1- Quảng cáo thuốc lá; 2- Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên; 3- Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo; 4- Quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành; 5- Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.

Đối với hành vi treo đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3, điểm b khoản 5 và điểm b khoản 8 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thiếu nội dung về phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Quảng cáo việc chẩn đoán, lựa chọn giới tính phôi, thai nhi; quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

Phạt tới 3 triệu đồng nếu bán vé tham dự lễ hội

Về tổ chức lễ hội, Nghị định quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 - 500 nghìn đồng đối với một trong các hành vi sau: Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định; nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội; mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.

Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng nếu bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích…

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn Bùi Tiểu Quyên ra mắt sách mới viết cho thiếu nhi - "Xám Ngố đi thành phố"
    Sau thành công của “Cà Nóng chu du Trường Sa” và “Hùm Xám qua sông”, nhà văn Bùi Tiểu Quyên tiếp tục ghi dấu trong lòng độc giả với “Xám Ngố đi thành phố” - phần hai tiếp nối hành trình của chú chó đặc biệt mang sứ mệnh lưu giữ ký ức và sẻ chia tình yêu thương. Tác phẩm do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành, ra mắt đúng dịp Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, cũng là dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Phát động phong trào thi đua triển khai công tác tuyên truyền, vận động GPMB dự án trọng điểm
    Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 36-CT/TU, ngày 28/11/2024 của Thành ủy “Về đẩy mạnh công tác dân vận trong công tác quy hoạch; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
  • “Yêu lắm Việt Nam” – Khi công nghệ thắp sáng tình yêu đất nước
    Chiều 17/4, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân chính thức công bố triển khai dự án “Yêu lắm Việt Nam” – một sáng kiến ứng dụng công nghệ số kết hợp chip NFC (kết nối không dây tầm ngắn) để lan tỏa tình yêu quê hương, quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa và du lịch khắp mọi miền Tổ quốc. Đây là món quà đầy ý nghĩa nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Đừng bỏ lỡ
Mặc trang phục không lịch sự tham dự lễ hội có thể bị phạt tiền từ 200 - 500 nghìn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO