Văn hóa – Di sản

Lễ hội Kỳ yên đình Dĩ An được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Kim Thoa 17:10 03/08/2023

Đình Dĩ An là một ngôi đình cổ, có giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, kiến trúc và đã được Bộ VHTT&DL xếp hạng di tích quốc gia vào năm 2019. Hàng năm, đình Dĩ An có nhiều lễ cúng, trong đó “Lễ hội Kỳ yên đình Dĩ An” là một trong những nghi lễ lớn, quan trọng nhất của đình, được tổ chức vào ngày 15 và 16-11 âm lịch hàng năm, cầu cho mưa thuận gió hòa, đất đai tươi tốt, mùa màng bội thu.

ttt-1367.jpg
Trao Chứng nhận "Lễ hội Kỳ yên Đình Dĩ An thuộc danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia" cho địa phương và Ban Quản lý Đình Dĩ An. (ảnh: Báo Nhân dân)

Hôm qua 2/8, tại đình Dĩ An (phường Dĩ An, TP.Dĩ An), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phối hợp với UBND TP.Dĩ An tổ chức lễ công bố Danh mục di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể quốc gia “Lễ hội Kỳ yên đình Dĩ An”. Đây là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ 5 của tỉnh Bình Dương đã được công nhận.

Sự công nhận này không chỉ là niềm vinh dự, tự hào của nhân dân TP.Dĩ An nói riêng mà còn là niềm vui chung của cả tỉnh và cũng đặt ra nhiều điều cần quan tâm để giữ gìn, phát huy hơn nữa giá trị Di sản văn hóa này trong thời gian tới.

Đình Dĩ An là một trong những ngôi đình có lịch sử tồn tại lâu đời, được hình thành vào khoảng năm Minh Mạng thứ 18 (năm 1837), gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của vùng đất và con người Dĩ An. Đây là một ngôi đình cổ, có giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, kiến trúc và đã được Bộ VHTT&DL xếp hạng Di tích quốc gia vào năm 2019.

Hàng năm, tại đình Dĩ An diễn ra nhiều lễ cúng, trong đó Lễ hội Kỳ yên là nghi lễ quan trọng nhất.

Thông qua lễ hội, người dân địa phương thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm trong công tác chung của làng xã, giúp cho việc cố kết cộng đồng được bền chặt hơn. Đồng thời, lễ hội cũng là dịp để giáo dục thế hệ trẻ về tình yêu quê hương đất nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn và văn hóa truyền thống của địa phương.

Với ý nghĩa sâu sắc của Lễ hội Kỳ yên Đình Dĩ An nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, đất đai tươi tốt, mùa màng bội thu, Lễ hội còn là dịp để người dân địa phương thể hiện lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và là nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của cư dân gốc nông nghiệp được hình thành từ những ngày đầu đến đây khai hoang lập ấp.

Lưu truyền những giá trị truyền thống, hiện nay Lễ hội Kỳ yên đình Dĩ An vẫn còn giữ được đầy đủ các giá trị truyền thống và các nghi thức qua nhiều thế hệ.

Dịp này, các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội Kỳ yên Đình Dĩ An” đã vinh dự nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và Giấy khen của Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • Đặc sắc phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt, giới thiệu đến khán giả series phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”.
  • [Podcast] Chùa Non Nước – Nơi hội tụ giá trị tâm linh, lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những công trình cổ kính nơi phố thị mà còn ẩn chứa những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng xanh ngát. Một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và lịch sử dân tộc chính là Chùa Non Nước – một danh thắng tọa lạc trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Chùa Non Nước được hình thành từ thời Đinh, sư trụ trì chùa đầu tiên là Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - hậu duệ của Ngô Quyền và là vị Quốc sư được triều đình nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý kính trọng.
  • Hai bệnh viện lớn nhất Việt Nam ký kết hợp tác y tế giai đoạn 2025 - 2030
    Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký kết hợp tác hướng đến nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân và phát triển vươn tầm khu vực, quốc tế.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Kỳ yên đình Dĩ An được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO