Đời sống văn hóa

“Lễ hội 5 làng Mọc”: Góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đặc sắc của vùng “Kẻ Mọc”

Huyền Anh 15:36 11/03/2025

Sáng ngày 11/3, Đoàn kiểm tra công tác quản lý và tổ chức Lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025 đã kiểm tra công tác tổ chức “Lễ hội 5 làng Mọc” Xuân Ất Tỵ 2025

Tương truyền ngày xưa, bởi thiên tai nên người dân quanh vùng phải rơi vào tình trạng đói kém thê thảm. Những ngày này, dọc khắp đường là xác người la liệt. Cùng với đó, dịch bệnh tràn lan đã khiến cho người dân lại càng khốn cùng hơn. Lúc này, người dân làng Phùng Khoang đã được vua cho nấu cháo, cơm nắm để phát cho người dân. Một cậu bé khi nhận được nắm cơm đã chia cho bốn cậu bé khác cùng ăn. Sau này, năm người đã kết nghĩa anh em, cùng lập nghiệp ở vùng này, tạo dựng thành những ngôi làng trù phú, chính là 5 làng Mọc sau này.

anh-11.2.jpeg
Điệu múa “Con đĩ đánh bồng” của làng Triều Khúc biểu diễn tại chương trình khai mạc “Lễ hội 5 làng Mọc”.

Phát biểu khai mạc Lễ hội, Chủ tịch UBND phường Trung Văn Nguyễn Đắc Long cho biết: “Lễ hội 5 làng Mọc” là một lễ hội có từ lâu đời, diễn ra từ mùng 10 đến 12 tháng hai Âm lịch, người dân tại các làng Giáp Nhất, Cự Chính, Quan Nhân (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) và Phùng Khoang (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) lại nô nức tổ chức lễ hội truyền thống này để rước các thành hoàng làng du Xuân, hội ngộ, thăm hỏi, hàn huyên, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an”.

img_1686.jpeg

Từ năm 1992, người dân 5 làng đã thống nhất 5 năm tổ chức hội một lần. Hội sẽ diễn ra vào hai ngày 11, 12 tháng 02 với luân phiên từng làng làm cai. Những năm không phải hội lớn thì mỗi làng vẫn tổ chức hội theo tập tục.

img_1692.jpeg
Phần rước kiệu thánh trong Lễ hội.

Lễ hội này được hình thành từ tục kết chạ giữa năm làng Giáp Nhất, Chính Kinh, Cự Lộc, Quan Nhân và Phùng Khoang. Ở năm làng Mọc, mỗi làng thờ một vị Thành hoàng làng riêng. Làng Giáp Nhất thờ Phùng Luông - Một vị tướng dưới thời Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng; Làng Cự Chính thờ Đức Thánh Lã Đại Liệu - một nha tướng dưới thời Ngô Quyền; Làng Quan Nhân thờ Trung Nghĩa Đại Vương Hùng Lãng Công - người có công đánh giặc Nam Chiếu và dưới phủ thờ phu nhân là Thánh bà Trương Mỵ Nương; Làng Phùng Khoang thờ Đoàn Thượng tướng quân - một trung thần thời Lý.

img_1679.jpeg

Cũng như các lễ hội truyền thống của cả nước, “Lễ hội 5 làng Mọc” là lễ hội dân gian được nhân dân địa phương nắm giữ, thực hành, trao truyền qua các thế hệ. Lễ hội có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, đời sống tâm linh, thể hiện sự biết ơn các vị tiền nhân, vừa thể hiện trách nhiệm và niềm tự hào của cộng đồng trong tổ chức lễ hội, thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân địa phương.

Trong ngày diễn ra lễ hội 5 làng Mọc, vào buổi sáng sau ba hồi trống lệnh, phường đồng văn nổi nhạc và các bộ phận của đoàn rước lần lượt đứng vào vị trí. Sau hồi chiêng trống, cuộc rước chính thức bắt đầu. Lúc này, những chân kiệu bắt đầu rước long kiệu từ trong đình ra.

img_1749(1).jpeg
Múa rồng cùng dân làng trong Lễ hội.

Đi đầu là năm lá cờ ngũ hành, sau đó lần lượt là các đội múa cờ, trống, múa sư tử, ngựa hồng, ngựa bạch, múa bồng, hương án, đoàn phật tử, bát bửu, chấp kích, phường đồng văn, múa sinh tiền, trống bản, kiệu long đình, lộ bộ, phường bát âm, kiệu Thánh, múa lân, rồng cùng dân làng.

img_1714.jpeg
img_1701.jpeg
Đông đảo nhân dân đến xem Lễ hội.

Theo ghi nhận của phóng viên Người Hà Nội, năm nay, người dân làng đổ về xem hội chen nhau chật cứng. Người tham dự không chỉ có các bậc cao niên mà còn có cả thanh niên, trung niên; ai nấy đều tươi cười và tò mò xem kiệu các thánh sẽ xoay đi đâu tiếp theo, khi nào thì về đến đình chính…

“Lễ hội 5 làng Mọc” được đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia theo Quyết định số 1727/QĐ-TTg ngày 27/5/2021 của Bộ VHTT&DL có ý nghĩa quan trọng, là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân hai quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm và hai phường Nhân Chính, Trung Văn; có tầm ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn hóa, góp phần tạo thuận lợi cho công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đặc sắc của vùng “Kẻ Mọc”.

img_1735.jpeg
Nghi Lễ khởi chiêng khai mạc Lễ hội.
Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn Bùi Tiểu Quyên ra mắt sách mới viết cho thiếu nhi - "Xám Ngố đi thành phố"
    Sau thành công của “Cà Nóng chu du Trường Sa” và “Hùm Xám qua sông”, nhà văn Bùi Tiểu Quyên tiếp tục ghi dấu trong lòng độc giả với “Xám Ngố đi thành phố” - phần hai tiếp nối hành trình của chú chó đặc biệt mang sứ mệnh lưu giữ ký ức và sẻ chia tình yêu thương. Tác phẩm do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành, ra mắt đúng dịp Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, cũng là dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Miền Bắc nắng nóng trước khi không khí lạnh tràn về
    Từ ngày 23/4 đến 28/4, một khối không khí lạnh yếu sẽ tràn về gây mưa rào và dông ở miền Bắc, nền nhiệt giảm nhẹ. Trung Bộ có xu hướng giảm nắng nóng, chỉ còn xuất hiện cục bộ.
  • Hà Nội lập tổ công tác đôn đốc thực hiện nhóm nhiệm vụ "làn xanh"
    Ngày 16/4, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 2065/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhóm nhiệm vụ “làn xanh” của Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
“Lễ hội 5 làng Mọc”: Góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đặc sắc của vùng “Kẻ Mọc”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO