Lao động nữ “chạy đua” nghỉ hưu trước 2018

Nhóm phóng viên/ Phụ nữ Việt Nam| 05/12/2017 16:10

Hiện vẫn chưa có thông tin chính thức về việc có giãn hay không thời gian áp dụng giảm tỷ lệ được hưởng lương hưu của lao động nữ từ 3% xuống 2%. Nhưng những ngày gần đây hàng loạt lao động nữ làm thủ tục “chạy đua” nghỉ hưu sớm trước ngày 1-1-2018.

 Chị Nguyễn Thị H., ngụ tại quận Thủ Đức, TP HCM, từng làm việc hơn 20 năm cho một số doanh nghiệp (DN) và hiện là một trong những người có tay nghề cao tại một công ty may ở thị xã Dĩ An, Bình Dương. Ở tuổi ngoài 50, chị từng cố gắng "bám trụ" để vài năm nữa được hưởng chế độ hưu trí khi đến tuổi. Thế nhưng, hiện giờ chị lại đang ráo riết "chạy đua" với thời gian để hoàn tất thủ tục nghỉ hưu sớm trước ngày 1-1-2018.

Ồ ạt giám định sức khỏe để xin nghỉ hưu sớm

Chị cho biết: "Theo tính toán trước đây, khi nghỉ hưu, tôi sẽ được nhận khoảng 4 triệu đồng lương hưu mỗi tháng. Nếu chịu khó làm ăn để có thêm một khoản thu nhập thì cuộc sống cũng tạm ổn. Khi có thông tin lao động nữ (LĐN) nghỉ hưu sau ngày 1-1-2018 sẽ bị giảm lương hưu đến 10%, tôi thực sự lo lắng.

Tôi có hỏi một số người am hiểu về chính sách BHXH và được biết, với cách tính lương hưu theo quy định mới, mỗi tháng lương hưu của tôi sẽ bị giảm khoảng 350.000 đồng so với quy định hiện hành.

Với nhiều người khác, khoản tiền đó không lớn nhưng với những lao động nghèo về hưu như chúng tôi, đó là cả một vấn đề - ít gì cũng bằng chi phí cho một tuần ăn uống, sinh hoạt. Vì vậy, tôi buộc phải quyết định xin nghỉ hưu sớm để "né" chính sách mới". 

Ông Phan Văn Đại, phụ trách nhân sự tại một DN ở quận 12, cho biết, ở công ty của ông có khoảng 70 lao động nữ, trong đó gần 10 người ở độ tuổi trên dưới 50, thời gian gần đây cũng đồng loạt xin nghỉ hưu, người thì viện lý do sức khỏe, người bảo do hoàn cảnh gia đình.

"Mấy tháng trước có thấy ai nói gì đâu, giờ lại cùng lúc xin nghỉ hết như vậy", ông Đại băn khoăn. Việc nhiều LĐN có thâm niên cùng đồng loạt xin nghỉ hưu sớm khiến công ty lâm vào thế khó, bởi trước mắt họ chưa có lực lượng kế cận thay thế. Việc tuyển nhân sự mới vào thời điểm cuối năm lại càng khó. "Thông thường, LĐN khó "trụ" được qua tuổi trên dưới 40, nên những người đã gắn bó tới khoảng 50 tuổi đều là những người có năng lực và sức khỏe, lại không thiếu tâm huyết. Vì vậy, công ty cũng dự định sẽ sử dụng họ đến tuổi nghỉ hưu, thậm chí có thể ký tiếp hợp đồng sau khi họ "đến tuổi" nhưng bây giờ họ có nguyện vọng nghỉ hưu sớm, chúng tôi cũng buộc phải tạo điều kiện tốt nhất", ông Đại chia sẻ.
Lao động nữ “chạy đua” nghỉ hưu trước 2018
Hiện tại vẫn chưa có thông tin chính thức về việc có giãn hay không thời gian áp dụng giảm tỷ lệ được hưởng lương hưu của lao động nữ từ 3% xuống 2%. Ảnh minh họa

Theo thông tin từ một số cơ quan chức năng, những ngày gần đây đã xuất hiện tình trạng gia tăng đột biến số người đi giám định sức khỏe để xin nghỉ hưu sớm. Có địa phương tăng gấp 3 lần so với thời gian trước đó. Qua tìm hiểu thực tế tại một số doanh nghiệp ở khu vực TPHCM và miền Đông Nam bộ, thông tin trên là có cơ sở.

Nghỉ hưu rồi lấy đâu ra tiền để tiếp tục đóng BHXH?

Theo quy định trước đây, LĐN đủ 55 tuổi, đóng BHXH được 25 năm khi về hưu sẽ được hưởng đủ 75%. Theo Điều 56, Luật BHXH 2014 quy định từ ngày 1-1-2018, LĐN nghỉ hưu khi đóng đủ 15 năm BHXH hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.Từ năm thứ 16 trở đi, mức hưởng BHXH tăng thêm 2%; đóng đủ 25 năm hưởng tối đa 69%, thay vì 75% như hiện nay.

Như vậy, muốn hưởng lương hưu tối đa 75%, LĐN phải đóng BHXH thêm 5 năm, nâng tổng số năm đóng BHXH là 30 năm. Do đó, người lao động nghỉ hưu trong năm 2018 mà chưa đủ 30 năm đóng BHXH sẽ bị giảm 4%-10% lương hưu so với cách tính cũ.

Chị Trần Thị Mai, 54 tuổi, ngụ tại quận Bình Tân, TP HCM, đã đóng BHXH gần đủ 25 năm, nếu áp dụng theo quy đinh cũ thì sang năm 2018 chị về hưu và được hưởng 75% lương cơ bản. Thế nhưng, quy định mới buộc chị phải đóng thêm 5 năm nữa mới được hưởng lương hưu bằng 75%, còn nếu nghỉ hưu và không tiếp tục đóng BHXH thì chỉ được hưởng 69%. "Khi mình đã nghỉ hưu, lấy đâu ra tiền để tiếp tục đóng BHXH? Vì thế, chỉ còn cách nghỉ hưu trước khi luật mới có hiệu lực, mình mới đỡ thiệt thòi", chị Mai thở dài khi đã sang đầu tháng 12 mà thủ tục nghỉ hưu của chị vẫn chưa hoàn tất dù chị đã có hồ sơ sức khỏe.

Thiệt thòi hơn là những người sắp đủ tuổi nghỉ hưu nhưng đã đóng vượt 25 năm BHXH. Đơn cử là trường hợp của chị Đoàn Thị Hồng, ngụ tại quận 2, TP HCM. Năm nay, chị Hồng 54 tuổi, đã có 28 năm đóng BHXH liên tục. "Lẽ ra, sang năm mình được nghỉ hưu hưởng 75% lương cơ bản, thêm 3 năm thâm niên "dư" thì mỗi năm được hưởng thêm 1 tháng lương. Nhưng bây giờ hóa ra mình còn thiếu 2 năm", chị lý giải về quyết định xin nghỉ hưu sớm của mình.

Không ít LĐN thắc mắc, theo quy định mới, lao động nam cũng bị nâng thời gian đóng BHXH lên 35 năm để được hưởng mức lương hưu 75% như LĐN, tuy nhiên được giãn lộ trình theo từng năm. Theo đó, muốn hưởng lương hưu ở mức tối đa 75%, lao động nam phải đóng bảo hiểm đủ 31 năm (nếu nghỉ hưu năm 2018), đủ 32 năm (nếu nghỉ hưu năm 2019), đủ 35 năm (nếu nghỉ hưu năm 2022). Nhưng với LĐN, quy định này áp dụng ngay từ ngày 1-1-2018, không có lộ trình như với lao động nam.

Một số LĐN đang "chạy" hồ sơ nghỉ hưu sớm hoặc nhận chế độ BHXH "một cục" cho biết, họ dự tính sẽ "khởi nghiệp" bằng số tiền ít ỏi để tiếp tục sử dụng phần sức lực còn lại tự lo cho tuổi già. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho biết, chỉ có khoảng 5% khởi nghiệp ở độ tuổi này thành công. Số còn lại hoặc bị mất hết vốn, hoặc mất phương hướng, cuộc sống trở nên hết sức khó khăn.
Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024
    31 đơn vị, doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động 2.140 chỉ tiêu (trong đó có 2.040 chỉ tiêu tuyển dụng, xuất khẩu lao động và 100 chỉ tiêu tuyển sinh).
  • Công bố giá vé, khát vọng “Rạng rỡ ngàn sau” với Tuần lễ Festival Huế 2024
    Ban tổ Festival Huế 2024 công bố giá vé các chương trình tại Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Đừng bỏ lỡ
Lao động nữ “chạy đua” nghỉ hưu trước 2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO