Làng văn hoá các dân tộc muốn kêu gọi dự án lớn

Lê Kiên/Tuổi trẻ| 23/10/2017 11:17

Ngân sách eo hẹp, không cấp đủ cho dự án Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam, bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện kêu gọi nhà đầu tư lớn vào đây.

Làng văn hoá các dân tộc muốn kêu gọi dự án lớn - Ảnh 1.

Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng khảo sát, làm việc tại Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam - Ảnh: LÊ KIÊN

Ngày 21-10, phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng và Hội đồng dân tộc của Quốc hội đã khảo sát, làm việc tại Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam. Vấn đề nổi cộm của dự án xây dựng thiết chế văn hoá này là thiếu vốn.

Chỉ cấp được 50% dự toán vốn đầu tư

Theo bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, Làng văn hoá có mục đích bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá của 54 dân tộc, đồng thời đáp ứng các nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của người dân.

Dự án có tổng diện tích 1.544 ha, được khởi động năm 1999, phân thành 7 khu chức năng, trong đó, khu các làng dân tộc, khu điều hành và hạ tầng kỹ thuật chung được đầu tư vốn nhà nước, còn lại xác định là xã hội hoá.

Các dự án tại khu các làng dân tộc đã bắt đầu thực hiện từ năm 2007 đến nay. Theo quyết định của Thủ tướng, tổng vốn đầu tư cho dự án giai đoạn 2008-2015 là 3.256 tỉ đồng, nhưng đến nay mới cấp được hơn 1.600 tỉ.

Trong giai đoạn đầu tư công 2016-2020, ban quản lý dự án xây dựng kế hoạch đầu tư 1.626 tỉ đồng nhưng chỉ được duyệt 392 tỉ, chủ yếu cho các công trình đang dang dở.

Đến nay, hạ tầng Làng văn hoá đã tương đối hoàn thiện, đã có hoạt động luân phiên của các đoàn từ các địa phương. Năm 2016 Làng đón hơn 500.000 lượt khách. Năm 2017, Làng bắt đầu thu phí thăm quan, 9 tháng đầu năm đón hơn 330.000 lượt khách.

"Mục tiêu là 1,8 triệu lượt khách năm 2020 và 2 triệu khách năm 2030", ông Nguyễn Ngọc Thiện nói.

Đồng bào dân tộc ít đến vì thiếu tiền

Vẫn theo bộ trưởng Thiện, kinh phí ít nên mỗi năm Làng chỉ thu hút được khoảng 1.000 lượt đồng bào, với 12-15 dân tộc, luân phiên về hoạt động thường xuyên tại làng. Lượng khách đến cũng còn ít do thiếu các dịch vụ về vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng…

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch cho rằng thu hút vốn đầu tư vào dự án này còn hạn chế là do chưa được áp dụng chính sách ưu đãi.

"Mới đây, Thủ tướng đã chỉ đạo nghiên cứu để chuyển đổi mô hình quản lý, thu hút đầu tư, để vận hành khu làng văn hoá hiệu quả hơn. 

Chúng tôi đang phấn đấu đến năm 2020 thu hút đầu tư các dự án lấp đầy các khu chức năng. Đặc biệt chúng tôi mong muốn có các nhà đầu tư lớn với các dự án lớn đầu tư vào đây", bộ trưởng Thiện bày tỏ.

Ông Thiện nêu 4 kiến nghị: Cấp đủ ngân sách xây dựng; Có chính sách cho đồng bào dân tộc luân phiên hoạt động tại Làng văn hoá; Có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư; Ổn định mực nước hồ Đồng Mô (thường cạn kiệt vào các mùa tưới tiêu, rất khó khăn cho hoạt động du lịch).

Làng văn hoá các dân tộc muốn kêu gọi dự án lớn - Ảnh 2.

Đến nay hạ tầng Làng văn hoá đã tương đối hoàn thiện - Ảnh: LÊ KIÊN

Nhất trí xã hội hoá mạnh mẽ

Lắng nghe các kiến nghị này, phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định đầu tư cho Làng văn hoá phải được coi là đầu tư cho phát triển.

"Nguồn ngân sách đã được quyết định 392 tỉ đồng phải được đầu tư đủ. Các địa phương cũng phải cộng đồng trách nhiệm, đặc biệt là trong việc đưa bà con, các nghệ nhân, nghệ sỹ về hoạt động tại Làng văn hoá", bà Phóng nói.

Phó chủ tịch Quốc hội đồng tình cần xã hội hoá mạnh mẽ để đảm bảo nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của Làng văn hoá.

"Từ việc cung cấp chiếu sáng, cắt tỉa cây, dịch vụ ăn uống, khách sạn, vui chơi giải trí… Các cơ quan có trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ cần ủng hộ chủ trương này, ủng hộ Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch trong việc xúc tiến, kêu gọi các dự án đầu tư vào đây", bà Phóng nói.

Lúc đặt ra cái danh từ "làng" có người cũng nói là nghe nó nhỏ bé, nhưng ý những người muốn dùng danh từ đó là bởi chữ "làng" rất đỗi thân thương, nó quy tụ, đoàn kết các dân tộc trong ngôi nhà chung. Điều này cũng mang biểu tượng cho đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, cùng phát triển.

Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Làng văn hoá các dân tộc muốn kêu gọi dự án lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO