Lăng Phùng Hưng

hanoimoi| 29/09/2022 09:27

Ở Hà Nội có nhiều di tích thờ Phùng Hưng - người anh hùng có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, bảo vệ bờ cõi ở thế kỷ VIII và được nhân dân suy tôn là Bố Cái đại vương.

Lăng Phùng Hưng

Ngoài nơi thờ được nhiều người biết đến là đền thờ Phùng Hưng ở xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây), ở các làng như Hoàng Cầu, Giảng Võ, Quảng Bá, Triều Khúc, người dân tôn ông là Thành hoàng làng. Đặc biệt, lăng mộ Phùng Hưng hiện vẫn đặt tại ngõ 2 (phố Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa).

Lăng Phùng Hưng được xây dựng ngay sau khi ông qua đời. Qua thời gian, lăng bị xuống cấp nên đã nhiều lần được trùng tu, gần đây nhất là năm 2020. Lăng nằm trong khuôn viên yên tĩnh, được bao bọc bởi lớp tường bao cách biệt với không gian bên ngoài. Trước lăng là một nghi môn dạng tứ trụ. Đỉnh hai trụ chính trang trí hình bốn con chim phượng chụm đuôi vào nhau, lại có các ô lồng đèn đắp hổ phù. Hai trụ bên đắp đôi nghê chầu. Thân trụ có ghi câu đối chữ Hán.

Qua nghi môn là bức bình phong đắp dạng cuốn thư đề 4 chữ Hán: “Phùng Vương cố lăng”. Đỉnh cuốn thư có đôi rồng chầu vào hổ phù đội mặt trời. Hai bên là hai trụ biểu, trên đỉnh có nghê chầu. Trước bình phong đặt một lư hương bằng đá cỡ lớn.

Bên trong khuôn viên là khu lăng mộ xây lộ thiên. Trước lăng có một án thờ bằng đá. Khu lăng mộ được thiết kế kiểu tay ngai bằng đá xám, hai bên thành ngai chạm rồng uốn khúc. Phần mộ xây giật cấp, trước mộ đặt hai con nghê đá đứng canh. Sau lăng là bức tường lửng đắp nề ngõa rồng chầu mặt trời, rồng lửa, vân mây.

Ngoài khu lăng mộ, trong di tích còn có đền thờ Bố Cái đại vương, gồm 2 gian: Gian ngoài là nơi tiếp khách, gian trong thờ chính được xây bằng gạch, bộ khung có kết cấu theo cách thức cổ truyền. Cửa ra vào làm dạng thượng song hạ bản, trang trí họa tiết rồng mây, rùa, hạc, chim phượng. Bên trong là một bục gạch cao đặt ngai và tượng Bố Cái đại vương bằng đồng cùng nhiều đồ thờ khác.

Hằng năm, vào ngày 13 tháng Tám và 25 tháng Chạp, tức ngày sinh và ngày hóa của Bố Cái đại vương Phùng Hưng, người dân tổ chức lễ tưởng niệm nhằm tri ân người anh hùng đã có công đánh giặc giữ nước ở thế kỷ VIII. Lăng Phùng Hưng đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1981.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Hội Điện ảnh Hà Nội: Nhiều hoạt động ghi dấn ấn trong năm 2024
    Sáng ngày 11/12, Hội Điện ảnh Hà Nội đã tổ chức Lễ tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.
  • Vinmec tiên phong mang công nghệ tiêu chuẩn quốc tế vào điều trị bệnh mề đay
    Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ UCARE, khẳng định năng lực chuyên môn vượt trội trong chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh mề đay (mày đay) theo tiêu chuẩn quốc tế GA2LEN.
Đừng bỏ lỡ
Lăng Phùng Hưng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO