Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19

phunuthudo| 27/08/2022 09:35

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết trung thu, làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) đang tất bật sản xuất các sản phẩm truyền thống như mặt nạ giấy bồi, trống... để kịp phân phối hàng phục vụ nhu cầu vui chơi Trung thu của người dân.

Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 1
Làng Ông Hảo nổi tiếng với nghề làm trống lâu đời. Khoảng chục năm gần đây người dân bắt đầu sản xuất thêm những loại mặt nạ giấy bồi, đầu lân, sư tử... để các sản phẩm thêm đa dạng cung cấp ra thị trường trên cả nước, các tỉnh, thành lân cận chủ yếu là Hà Nội, Hải Phòng.
Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 2
Ông Vũ Huy Đông, người đã có gần 40 năm theo nghề truyền thống của làng Ông Hảo chia sẻ, quy trình làm mặt nạ gồm các bước: đúc khuôn, bồi thô, sơn, vẽ. Muốn sản xuất một chiếc mặt nạ có hình dáng bất kỳ cần có khuôn hình tương ứng để bồi giấy lên. Và cái khó nhất khi làm những chiếc mặt nạ bằng giấy bồi là công đoạn vẽ, những nét vẽ phải thật tỉ mỉ, thể hiện được thần thái và phải “có hồn” của từng nhân vật, con vật. 
Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 3
Ông Đông đang tỉ mẩn tô vẽ từng nét trên chiếc mặt nạ giấy bồi hình Tếu nữ.
Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 4
Từng lọ sơn, chiếc cọ là vật không thể thiếu giúp người thợ làm ra một chiếc mặt nạ đẹp. Đã vẽ sơn lên sẽ không thể tẩy, xóa được, "bút sa gà chết" đòi hỏi người thợ phải thật khéo léo, tỉ mỉ và cẩn thận.
Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 5
Để làm ra những chiếc mặt nạ giấy bồi người thợ phải trải qua công đoạn bồi nhiều lớp giấy lên khuôn hình, các lớp giấy ấy được kết dính với nhau bằng bột củ sắn an toàn, không có hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người. Sản phẩm làm ra có đẹp và sắc nét hay không một phần cũng nhờ vào bước bồi giấy này, đòi hỏi người thợ phải khéo léo, bồi chặt tay và càng mịn càng tốt, khi ấy nét vẽ lên trên bề mặt sẽ thanh thoát và dễ dàng hơn. 
Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 6
Nơi đây còn khoảng gần 10 hộ hiện nay vẫn theo nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống. Phần lớn họ là những cặp vợ chồng cùng nhau làm nghề rồi cha truyền con nối đến đời con, cháu.

Hai năm qua do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên sức mua giảm mạnh, gia đình các hộ sản xuất đều gặp phải nhiều khó khăn, vất vả. Ông Đông cho biết, thời gian 2 năm dịch bệnh diễn biến phức tạp gia đình chỉ bán được 30% số lượng sản phẩm so với mọi năm. Tuy nhiên, vợ chồng ông bà vẫn cùng nhau quyết tâm “bám nghề”, hăng say lao động sản xuất nghề truyền thống.

Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 7
Những chiếc mặt nạ sinh động, an toàn phù hợp với trẻ em và cả người lớn cũng thích thú.
Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 8
Ngoài hình Tễu nam, Tễu nữ, ông Địa,... người thợ ở làng Ông Hảo còn sáng tạo ra những chiếc mặt nạ giấy bồi hình các con vật trong 12 con giáp, hình Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới... đa dạng màu sắc và có "hồn cốt" riêng.
Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 9
Những chiếc mặt nạ đang được phơi khô để hoàn thiện giao cho khách hàng.
Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 10
Từng chồng mặt nạ cao nối tiếp nhau đợi người chủ đóng hàng, bước cuối cùng để giao đi bán sỉ cho khách. Mặt nạ giấy bồi được gia đình ông Vũ Huy Đông bán buôn với giá 15-20 nghìn đồng 1 chiếc, từ đầu vụ đến nay gia đình ông đã bán được khoảng 8000 cái.
Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 11
Ngoài mặt nạ giấy bồi, sản phẩm trống truyền thống như thế này cũng được người dân yêu thích. Giá trống là khoảng 40-100 nghìn đồng tùy loại. 

Sức cạnh tranh trên thị trường rất lớn do những năm gần đây mặt hàng đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất hiện nhan nhản, đa dạng mẫu mã, bắt mắt kết hợp âm thanh tiếng nhạc và ánh sáng đèn nhấp nháy hấp dẫn trẻ em. Tuy nhiên những sản phẩm này phần lớn được làm từ nhựa, thậm chí có những loại đồ chơi có hình thù mang tính bạo lực, không phù hợp với con trẻ. Đây chính là lúc đồ chơi Trung thu truyền thống cần phát huy giá trị, vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc vừa an toàn, thân thiện cho sức khỏe mọi người. 

Mùa Trung thu năm nay, cuộc sống quay trở về quỹ đạo bình thường mới, làng Ông Hảo đang tất bật sản xuất đồ chơi phục vụ nhu cầu của người dân vui Tết Trung thu. Cứ tháng 6, tháng 7 âm lịch hàng năm khách hàng bắt đầu nhập sản phẩm từ cơ sở sản xuất nơi đây về bán.  

Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19 - ảnh 12
Nhiều cơ sở sản xuất vẫn đang ngày đêm miệt mài làm hàng, đóng hàng để kịp giao cho khách vì nhu cầu vui chơi đã quay trở lại nên số lượng đặt hàng cũng tăng lên gấp 3, gấp 4 lần so với 2 năm qua. 

Công việc của những người thợ sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống không chỉ giúp họ mang lại thu nhập cho cuộc sống mà còn góp phần gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa truyền thống dân tộc. Chúng tôi sẽ quyết tâm theo nghề và truyền lại cho đời con, đời cháu, chỉ cần luôn có lòng yêu nghề, yêu chính công việc bình dị mình đang làm, chăm chỉ, nhiệt huyết thì nghề truyền thống sẽ không bị mai một, ông Vũ Huy Đông chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Hà Nội phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn rộng hơn 1.400ha
    Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 6396/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 3, tỷ lệ 1/2000 tại các xã Phù Linh, Tiên Dược, Tân Minh, Xuân Giang, Đức Hoà, Đồng Xuân, Kim Lũ và thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
  • Nối thông đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó đến Mũi Cà Mau năm 2025
    Bộ GTVT đặt mục tiêu hoàn thành các dự án thành phần đường Hồ Chí Minh với chiều dài gần 170km vào năm 2025 nhằm cơ bản nối thông từ Cao Bằng đến Cà Mau.
Đừng bỏ lỡ
Làng nghề sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống tất bật sau 2 năm dịch Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO