Làng nghề, phố nghề qua tài liệu quý

KTĐT| 21/10/2020 07:43

Hơn 130 tài liệu, tư liệu, hình ảnh tại triển lãm “Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội” do Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 thuộc Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước tổ chức đang mở ra những câu chuyện về một thời kỳ đầy biến động, thăng trầm hơn 100 năm của làng nghề, phố nghề tại Thủ đô.

Đấu xảo - hội tụ kỹ nghệ Thủ đô
Theo các tư liệu được trưng bày tại triển lãm, thời thuộc địa Pháp, Hà Nội là nơi diễn ra cuộc đấu xảo quy mô lớn, nơi hội tụ kỹ nghệ các ngành nghề của Thủ đô và nhiều quốc gia khác. Mô hình này nhanh chóng thu hút nhiều thợ từ các làng nghề hội tụ về Hà Nội.
Tham gia đấu xảo, người thợ còn được hưởng lương và lợi nhuận từ các sản phẩm. Dù sau đó vì hoàn cảnh lịch sử, chiến tranh dẫn đến việc chính quyền thuộc địa không tổ chức cuộc đấu xảo nào lớn như năm 1902 nhưng các cuộc đấu xảo trong nước vẫn được thực hiện. Trong đó, triển lãm mỹ nghệ ở Hà Nội do Hội Mỹ nghệ Việt - Pháp tổ chức ngày 8/12/1912 vẫn thu hút nhiều nghề tham gia.
Mặt khác, theo Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1, Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm đình đốn một phần hoạt động kinh tế của người Pháp ở Đông Dương. Đến nay Trung tâm mới tìm thấy tài liệu liên quan đến các ngành nghề thủ công tham dự đấu xảo Hà Nội năm 1918. Đấu xảo tiếp còn tìm thấy trong tài liệu dừng lại ở năm 1938.
Sau này, đấu xảo chỉ còn ngôi nhà trung tâm được sử dụng làm nơi cất giữ những mẫu hàng thủ công nghiệp và nông nghiệp gọi là Bảo tàng Nông công thương nghiệp rồi trở thành một nơi dạy nghề cho người làm nghề thủ công.
Ngày nay, dấu vết của một khu đấu xảo nguy nga, tráng lệ một thời đã không còn lại gì. Câu chuyện về những người thợ tới Hà Nội để xem hội chợ, tranh tài nay chỉ còn được nghệ nhân làng nghề truyền tai nhau.
Phát triển tinh hoa làng nghề
Thông qua những tư liệu, hiện vật, hình ảnh lưu trữ quý giá lần đầu tiên được công bố, bức tranh về làng nghề, phố nghề của kinh thành Thăng Long xưa, đất Kẻ Chợ trăm nghề giai đoạn thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã được tái hiện sinh động.
Theo các tư liệu, để tận thu thuế chợ, chính quyền Pháp đặt ra quy định về việc bán hàng rong. Nếu như dưới triều Nguyễn, các nghề thủ công phải đóng thuế sản vật thì đến thời Pháp, chính quyền quản lý xã hội theo luật của chính quốc. Các hộ sản xuất, kinh doanh mặt hàng thủ công truyền thống, sau khi đã nộp đủ thuế sẽ được cấp một tấm thẻ môn bài. Sự quy hoạch cũng như chính sách mới đã làm xáo trộn cuộc sống và hoạt động buôn bán của TP nhưng đồng thời cũng mang đến hướng đi, cơ hội mới cho họ.
Qua triển lãm, công chúng cũng thấy được cơ chế khuyến khích phát triển tay nghề và sáng tạo của người thợ thủ công. Đó là chính quyền cho tổ chức thi thợ khéo, thợ giỏi. Vì thế mặc dù giá đất tăng cao, chịu nhiều loại thuế và chính sách tận thu ở chính quốc nhưng đây lại là thời kỳ các loại nghề thủ công được phát triển mạnh mẽ, sôi động. Từ 50 năm nay, người dân làng quạt Đào Xá, tỉnh Hưng Yên đã ra Hà Nội ngụ cư buôn bán mặt hàng quạt và thường họp phiên tại số 28 phố Hàng Quạt.
PGS Nguyễn Văn Huy - nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chia sẻ: "Việc kết nối các di sản quá khứ với đời sống hiện tại là thông điệp quan trọng để giúp xã hội nhận thức một cách sâu sắc hơn vai trò của nghề thủ công và có trách nhiệm, nghĩa vụ làm tốt hơn bảo tồn, di sản nghề thủ công của chúng ta”.

"Với hơn 100 tài liệu lần đầu tiên được công bố trong triển lãm sẽ cho chúng ta hình dung được câu chuyện các làng nghề lên phố nghề để lập nghiệp, những người thợ thủ công tham gia đấu xảo trong nước và quốc tế; đào tạo để nâng cao tay nghề cũng như mở trường, mở lớp và xây tổ đình." - Giám đốc Trung tâm lưu trữ quốc gia I Trần Thị Mai Hương

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội tiếp tục khẳng định là điểm “Đến để yêu” của du khách quốc tế
    Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang vừa chia sẻ, công tác quản lý và phát triển du lịch tháng 7/2025 của ngành du lịch Thủ đô tiếp tục khởi sắc, trong đó khách du lịch quốc tế đến với Hà Nội tăng cao so với cùng kỳ năm trước, qua đó khẳng định Hà Nội là điểm “Đến để yêu” của bạn bè năm châu.
  • Phê duyệt mẫu biểu trưng quà tặng Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định phê duyệt mẫu biểu trưng quà tặng Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025). Mẫu biểu trưng quà tặng được sử dụng chính thức kể từ ngày 23/7/2025 trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
  • Gợi mở giải pháp định hình bản sắc văn hóa trong kỷ nguyên số
    Trong bối cảnh công nghệ số phát triển nhanh chóng, việc xác lập vị thế văn hóa trong không gian số đã trở thành vấn đề cấp thiết và mang tầm chiến lược. Tại Việt Nam, nơi chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa trong môi trường số không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Cuốn sách "Nhận diện văn hóa trong không gian số" do PGS.TS. Vũ Trọng Lâm và TS. Nguyễn Việt Lâm đồng chủ biên, NXB Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, là công trình đặt nền móng lý luận và thực tiễn cho việc kiến tạo văn hóa trong thời đại số.
  • Xã Trung Giã công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh về hoạt động xây dựng, quản lý đất đai
    Công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị, UBND xã Trung Giã kỳ vọng sẽ tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn.
  • Vinmec Central Park mở lối đi mới trong điều trị động kinh bằng công nghệ Robot đỉnh cao
    Lần đầu tại Việt Nam, một ca động kinh kháng trị ở trẻ em được điều trị thành công bằng công nghệ robot định vị AutoGuide. Ca phẫu thuật do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park (TP.HCM) thực hiện đánh dấu bước đột phá trong điều trị bệnh lý thần kinh phức tạp, mở ra hy vọng cho hàng ngàn bệnh nhân động kinh tại Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Làng nghề, phố nghề qua tài liệu quý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO