Làng lá dong Tràng Cát nhộn nhịp dịp cuối năm

NSHN| 25/01/2021 13:12

Về thôn Tràng Cát, xã Kim An (huyện Thanh Oai) những ngày này, dạo quanh làng, đâu đâu cũng thấy những vườn lá dong đẹp mắt, xanh tốt bao quanh đường làng, nhà dân. Thấp thoáng trong vườn lá dong là những cây cổ thụ hoặc các loại cây ăn quả khiến bức tranh làng quê càng trù phú. Lá dong Tràng Cát đã trở thành thương hiệu, là niềm tự hào của người dân nơi đây khi được xuất bán khắp các tỉnh, thành phố và nhiều quốc gia trên thế giới...


Làng lá dong Tràng Cát nhộn nhịp dịp cuối năm
Thôn Tràng Cát (xã Kim An, huyện Thanh Oai) đến thời điểm hiện tại vẫn có khoảng gần 300 hộ duy trì công việc trồng lá dong gói bánh chưng bán cho thương lái vào dịp Tết Nguyên đán.

Dẫn chúng tôi thăm các vườn lá dong của gần 300 hộ dân trong thôn, Chủ tịch UBND xã Kim An Đoàn Văn Huỳnh chia sẻ, nghề trồng lá dong đã gắn bó với người dân ở Tràng Cát từ khi lập làng và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cũng có lúc thăng, lúc trầm, nhưng sự ra đời của nhiều loại vật liệu bao gói hiện đại vẫn không thay thế được tàu lá đơn sơ, mộc mạc nơi vùng quê thôn dã.

Tận dụng lợi thế vùng bãi ven sông Đáy, những năm qua, người dân nơi đây phát triển mạnh nhiều loại cây ăn quả như cam, bưởi, rau màu các loại. Tuy nhiên, đối với diện tích vườn nhà, người dân vẫn “ưa” trồng lá dong hơn cả.

Đã có thời kỳ, nhiều hộ dân phá vườn dong chuyển sang trồng cam nhưng mấy năm trở lại đây, cây cam thoái hóa cho năng suất thấp, sâu bệnh hại nhiều, tốn công chăm sóc, người dân "quay lại" với lá dong và nhận thấy cây dong phù hợp chất đất và cho thu nhập ổn định hơn cả mà không tốn nhiều công chăm bón, có thể thu hoạch quanh năm...

Bên cạnh cây lúa, hoa màu, cây ăn quả, lá dong là cây “phụ” nhưng đang trở thành “chính” khi bán một sào lá dong có thể thu 20-30 triệu đồng/năm. Nếu nông dân chuyên canh lá dong thì cũng đủ sống, hoặc có thể vẫn xen kẽ trồng lúa, rau màu...

Làng lá dong Tràng Cát nhộn nhịp dịp cuối năm
Người dân trong thôn cho biết, việc trồng lá dong khá đơn giản, chỉ cần tách nhánh rồi trồng, sau đó chăm bón, làm cỏ rồi đợi ngày thu hoạch.

“Hiện, cả thôn Tràng Cát có 50-60 mẫu trồng lá dong, gia đình nào nhiều trồng 5-6 sào, ít thì trồng 1-2 sào; lá dong được người dân chăm sóc tốt, năng suất đạt cao, diện tích trồng có xu hướng tăng lên. 2 năm trở lại đây, diện tích trồng lá dong trong thôn tăng lên gần chục héc ta. Lá dong của Tràng Cát đã được doanh nghiệp đặt hàng thu mua để xuất khẩu đi các nước phục vụ bà con Việt kiều gói bánh chưng dịp Tết cổ truyền”, Chủ tịch UBND xã Kim An Đoàn Văn Huỳnh thông tin.

Là gia đình có nhiều đời trồng lá dong, ông Nguyễn Văn Đạt cho biết, “lá dong Tràng Cát không xanh đen, sáng cọng, bầu tàu”, ông có thể dễ dàng phân biệt lá dong của làng mình với lá dong rừng hay lá dong của những nơi khác…

Làng lá dong Tràng Cát nhộn nhịp dịp cuối năm
Hiện tại, các gia đình trong thôn phần lớn là cắt lá dong ở vườn về rồi xếp loại, bó thành từng bó nhỏ với số lượng 100 lá. 

Bà Nguyễn Thị Hương - một người dân trồng lá dong tại thôn cho hay, lá dong Tràng Cát được ưa chuộng bởi giống lá dong nếp, tàu lá dẻo mềm, dùng gói bánh chưng khi luộc lên cho màu xanh rờn, đẹp mắt và hương vị đặc trưng. Là thôn nằm trên vùng bãi sông Đáy với đặc điểm thổ nhưỡng hai phần đất cát, một phần đất thịt, phù hợp cây dong nên lá dong nên sinh trưởng tốt.

Những địa phương khác xin giống về trồng nhưng lá nhỏ hơn, dài hơn, xanh đen hoặc cây dong không phát triển. Thậm chí cùng xã nhưng lá dong của thôn lân cận chưa đạt chất lượng như lá trồng tại Tràng Cát…

Ngoài gói bánh chưng, lá dong Tràng Cát còn được các nhà hàng dùng gói bánh dày, làm giò, gói quà… Không chỉ dịp Tết, lá dong Tràng Cát đắt khách quanh năm, song để gói bánh chưng Tết vẫn được chọn từ những lá đẹp nhất.

Từ tháng 10 đến tháng Chạp, một số lá dong đã được người dân cắt sớm phục vụ các nhà hàng gói bánh ngày 23 tháng Chạp - Tết ông Táo và phục vụ khách có nhu cầu mang ra nước ngoài. Năm nay, lá dong của Tràng Cát lên đều và đẹp. Ngay sau đợt thu hoạch dịp Tết, ra Giêng, lá dong có thể tiếp tục cho thu hái...

Làng lá dong Tràng Cát nhộn nhịp dịp cuối năm
Việc phân loại lá theo kích thước độ to, độ xanh non... được thực hiện cẩn thận.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Làng lá dong Tràng Cát nhộn nhịp dịp cuối năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO