Du lịch bốn phương

Làng chài Cái Bèo - ngôi làng 7000 năm tuổi ở Hải Phòng

Ngân Hà 14:45 12/04/2023

Làng chài Cái Bèo là làng chài cổ nhất Việt Nam có tuổi đời lên tới 7000 năm tuổi. Ngôi làng cổ thu hút khách du lịch bởi khung cảnh thiên nhiên bình yên, nhẹ nhàng hiếm thấy.

lang-chai-cai-beo-tu-tran-0-1653.jpg

Làng chài Cái Bèo (hay còn gọi là làng chài Vung O) tọa lạc tại địa phận quần đảo Cát Bà, huyện đảo Cát Hải, TP. Hải Phòng. Đây được biết đến là một trong những ngôi làng chài cổ lớn nhất cả nước đã có từ thời tiền sử với tuổi đời lên đến 7000 năm. Hiện tại, đây là nơi sinh sống của hơn 500 hộ dân với nghề đánh bắt thủy sản và nuôi cá lồng trên vịnh.

lang-chai-cai-beo-ngo-tran-hai-an-1651.jpg

Để đến được làng chài Cái Bèo, du khách sẽ xuất phát từ đảo Cát Bà, đi thêm chừng 20 km nữa sẽ thấy những ngôi làng nổi dập dềnh trên sóng nước, xếp san sát nhau như một thành phố thu nhỏ. 

Với tuổi đời hơn 7000 năm, làng chài Cái Bèo được xem là một trong những di tích lịch sử Hải Phòng cần được bảo tồn và giữ gìn. Ngôi làng chài Cát Bà này được khai quật lần đầu bởi nữ khảo cổ học người Pháp M.Colani vào năm 1938 và khẳng định đây chính là cái nôi văn hóa cổ của Việt Nam.

Đối với du lịch Cát Bà, du lịch làng chải cổ Cái Bèo là một trong những điểm du lịch vô cùng độc đáo. Để có thể khám phá hết cuộc sống của người ngư dân làng chài cổ và vẻ đẹp bình dị của không gian hiền hòa ở làng chài Cái Bè, lựa chọn tuyệt vời nhất cho du khách chính là trải nghiệm trên những chuyến đò do người dân nơi đây chèo lái.

lang-chai-cai-beo-linh-tran-3-1657.jpg

Vừa được chiêm ngưỡng một bức tranh thủy mặc của Cái Bèo theo tiếng mái chèo khua nước, vừa được lắng nghe người lái đò chia sẻ những điều thú vị và gần gũi về làng chài, du khách sẽ hiểu thêm hơn về cuộc sống của dân vạn chài nơi đây. Đây cũng là cơ hội để du khách có thể dừng chân tại các gia đình làng chài, chiêm ngưỡng các loài thủy sản từ quen thuộc đến lạ mắt và cảm nhận cuộc sống bình dị và thanh bình của người dân làng chài.

lang-chai-cai-beo-linh-tran-2-1655.jpg

Tới đây, du khách có thể thoải mái chiêm ngưỡng và tìm hiểu về cách thức nuôi trồng thủy hải sản của ngư dân địa phương, tham quan các lồng bè nuôi cá như cá lăng, cá hồng, cá song, cá mú,… hay trực tiếp trải nghiệm hoạt động đánh bắt, cho cá ăn,… Đặc biệt, khách du lịch cũng có thể mua hải sản tươi sống ngay tại làng chài hoặc thuê người dân chế biến và thưởng thức tại chỗ.

Không những thế, đến làng chài cổ Cái Bèo, du khách còn được tham quan tìm hiểu di chỉ Cái Bèo.

Đây là một di chỉ cổ học có giá trị quan trọng nhất hiện nay của vùng ven biển và hải đảo Đông Bắc Việt Nam. Nằm giữa thung lũng núi đá vôi, chạy dài theo hướng Bắc Nam dọc bờ biển thuộc khu 2B Bến Bèo (thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải), di chỉ Cái Bèo được xác định toạ độ 20o43’8” vĩ Bắc và 107o3’2” kinh Đông (cách trung tâm thị trấn 1,5km) với độ cao trung bình 4m so với mặt nước biển.

Làng chài Cái Bèo tuy là địa điểm du lịch nổi tiếng nhưng vẫn giữ được nét đẹp nguyên sơ, mộc mạc và bình yên. Bởi vậy, nếu có dịp tới đây, du khách cũng cần lưu ý không xả rác bừa bãi, giữ gìn cảnh quan và môi trường xung quanh./.

Bài liên quan
  • Khám phá vẻ đẹp đảo Hòn Tranh Phú Quý dịp nghỉ lễ 30/4
    Hòn Tranh nằm cách đảo Phú Quý 800 m về hướng Đông Nam. Nếu đảo Phú Quý là hòn ngọc của Bình Thuận thì Hòn Tranh Phú Quý chính là một viên ngọc rực rỡ nhất, nơi đây là địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 sắp tới.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội: phối hợp giữa Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội và Trung tâm Phục vụ hành chính công trong triển khai Đề án 06
    Với quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu của Đề án 06, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển toàn diện và bền vững, sự phối hợp này đánh dấu một bước tiến mới trong nỗ lực hợp tác liên ngành, góp phần thúc đẩy hiệu quả cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin - chuyển đổi số.
  • Học sinh quận Ba Đình tỏa sáng tại Kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 cấp quận năm học 2024-2025
    Ngày 21/11/2024, để tổng kết, đánh giá và động viên, ghi nhận các học sinh đạt thành tích cao trong Kỳ thi, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình (TP. Hà Nội) tổ chức chương trình Tổng kết và Trao giải Kỳ thi Học sinh Giỏi (HSG ) các môn văn hóa lớp 9 cấp quận năm học 2024-2025 tại trường THCS Thành Công.
Đừng bỏ lỡ
Làng chài Cái Bèo - ngôi làng 7000 năm tuổi ở Hải Phòng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO