Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Lan tỏa nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa

Đình Thế 08/11/2024 15:43

Sáng 8/11, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dự hội nghị có: Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Huy Cường; Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương; Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội Kiều Thanh Hùng.

Đặc biệt, tham dự hội nghị có hơn 300 cán bộ, phóng viên, biên tập thuộc khối báo chí - xuất bản Thành phố Hà Nội.

1f32c0ce0b73b32dea62(1).jpg
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Huy Cường phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Huy Cường nhấn mạnh: Cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là một tác phẩm quan trọng, tập hợp 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn... của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam.

Việc nghiên cứu, quán triệt cuốn sách giúp cán bộ, đảng viên, phóng viên nhận thức sâu sắc về mục tiêu, nội dung, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Qua đó, góp phần tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong toàn hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong Nhân dân về chủ trương, đường lối văn hoá, văn nghệ của Đảng; phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2c887e23b59e0dc0548f(1).jpg
Các cán bộ, phóng viên, nhà báo Thành phố Hà Nội tham dự hội nghị quán triệt về cuốn sách.

Nội dung cốt lõi của cuốn sách gồm 3 phần. Trong đó, phần thứ nhất: “Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc”: Gồm 19 bài viết, bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, hội nghị công tác tư tưởng, văn hóa toàn quốc,… tập trung làm rõ nội hàm khái niệm, nội dung, mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa; khái quát những thành tựu, hạn chế, phân tích, chỉ rõ nguyên nhân; xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa Việt Nam.

Phần thứ hai: “Phát triển toàn diện, đồng bộ để văn hóa thật sự là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước bền vững”: Gồm 73 bài phát biểu, bài viết, thư,… của đồng chí Nguyễn Phú Trọng đối với các lĩnh vực văn hóa (văn học, nghệ thuật; giáo dục, đào tạo; báo chí, xuất bản;…); quá trình xây dựng, phát triển của các cơ quan văn hóa.

Phần thứ ba: “Từ luận điểm văn hóa của đồng chí Nguyễn Phú Trọng đến thực tiễn cuộc sống”: Tuyển chọn 32 bài viết, trả lời phỏng vấn của cán bộ, đảng viên và Nhân dân qua nghiên cứu, học tập và triển khai cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng; xác định các giải pháp thiết thực, hiệu quả để xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam.

Cuốn sách đã phân tích, làm rõ quá trình vận động, phát triển và những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đúc rút những vấn đề có tính quy luật khách quan, có giá trị định hướng sâu sắc về xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc trong thời kỳ mới; trọng tâm là xây dựng hệ giá trị quốc gia, giá trị văn hóa, giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam. Đây là một công trình có giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn, là “cẩm nang” về công tác xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam.

b7ebf6253d9885c6dc89(1).jpg
Thạc sĩ Phạm Thị Thinh, Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật báo cáo.

Tại hội nghị, Thạc sĩ Phạm Thị Thinh, Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật cho biết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã xuất bản 45 đầu sách. Cuốn sách cuối cùng trong số 45 đầu sách này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được xuất bản chính là cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Cuốn sách này được thực hiện từ tháng 3/2023, ra mắt dịp 21/6/2024.

Cuốn sách là tài liệu nghiên cứu quý giá; hệ thống hoá, khái quát hoá các chủ trương, nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo, phương châm, phương thức triển khai đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Nội dung của tác phẩm là sự chắt lọc, đúc kết từ nghiên cứu lý luận sâu sắc và hoạt động thực tiễn cách mạng phong phú của đồng chí Nguyễn Phú Trọng; góp phần phát triển tư duy lý luận của Đảng ta về văn hóa.

Cuốn sách cũng tuyển chọn nhiều bức ảnh tư liệu quý, ghi lại những hình ảnh của Tổng Bí thư trong các hoạt động văn hóa, hội nghị văn hóa; các chuyến đi thăm, làm việc với các địa phương; các cuộc làm việc với các cơ quan, đơn vị trong ngành văn hóa; các buổi gặp gỡ văn nghệ sĩ, trí thức đang hoạt động trong lĩnh vực văn hóa trên mọi miền Tổ quốc. Các bức ảnh đều cho thấy bên cạnh tầm văn hóa, tư duy văn hóa, cố Tổng Bí thư còn là con người văn hóa, đồng thời là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa của Đảng.

f2297ef7b54a0d14545b(1).jpg
Quang cảnh hội nghị.

Trong cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” có nhiều bài viết đáng chú ý. Một số bài nổi bật như: Bài phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa trong việc xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời kêu gọi toàn dân đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa truyền thống để tạo nên sức mạnh nội sinh.

Bài viết về vai trò của văn hóa trong công cuộc đổi mới: Bài viết này phân tích sâu sắc về cách văn hóa có thể đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước, từ việc bảo tồn di sản văn hóa đến việc thúc đẩy sáng tạo văn hóa trong thời kỳ hội nhập. Bài phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 13, khóa XII, Tổng Bí thư đã đưa ra những định hướng chiến lược về phát triển văn hóa, nhấn mạnh việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mỹ.

Những bài viết này không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc về quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về văn hóa mà còn đưa ra những định hướng cụ thể cho việc phát triển văn hóa Việt Nam trong tương lai. Với ngôn ngữ viết dung dị, dễ hiểu, cuốn sách có những lời dặn vô cùng thấm thía của cố Tổng Bí thư đối với chúng ta./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
    Đối với việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” trên địa bàn huyện Đông Anh, Bí thư Huyện uỷ Đông Anh Lê Trung Kiên đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy chủ trì, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc thực hiện Chỉ thị.
  • Chung sức đồng lòng thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” đã nêu rõ, lịch sử văn hiến hơn 1000 năm Thăng Long - Hà Nội hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô trong việc phát huy những phẩm chất của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, làm cho những giá trị đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, trong gia đình và từng người dân.
  • Xây dựng nhà trường trở thành cái nôi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách; giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Hà Nội
    Thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU, ngày 19/02/2024 của Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nhiều trường học trên địa bàn Thành phố đẩy mạnh các chương trình giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Hà Nội; hoàn thiện các tiêu chí xây dựng “Trường học hạnh phúc”... Tiêu biểu trong số đó phải kể đến trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ được thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô. Đây là một trong năm nhiệm vụ chủ yếu của Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) được Đảng bộ TP Hà Nội đề ra, xác định đây là khâu đột phá trong thực hiện Chương trình 06 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025"
  • Góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh theo Chỉ thị 30-CT/TU của Thành uỷ Hà Nội
    Thành uỷ Hà Nội yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng, thực hiện giá trị, chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ mới; coi đây là một nguồn lực, động lực quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Phát huy hiệu quả các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương
    Ngay sau khi Thành ủy ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU, ngày 19/02/2024 về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” (Chỉ thị 30-CT/TU), các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ quận đến cơ sở trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, sâu rộng. Đáng lưu ý, quận Hai Bà Trưng chú trọng đến việc phát huy hiệu quả các giá trị văn hoá truyền thống trên địa bàn quận, gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Lan tỏa nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO