Chuyển động Hà Nội

Làm giàu từ trang trại

Lưu Linh 07:06 16/07/2023

Cách dải núi Ba Vì không xa, cánh đồng lúa xã Thụy An đang trong những ngày gật gù ngả chín. Thi thoảng có vài vạt đồi xanh mướt những dãy keo. Địa hình bán sơn địa này thật lý tưởng cho một giấc mơ làm trang trại chăn nuôi. Và chính tại nơi này, có một người đàn ông đã bám vào nông nghiệp, theo đuổi chăn nuôi, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Đó là anh Ngô Trọng Hiển, nhà ở thôn Đông Cao, xã Thụy An, Ba Vì, Hà Nội.

trang-trai-1.jpg
Anh Ngô Trọng Hiển

Nếu tình cờ gặp người đàn ông ấy trong dáng vẻ giản dị, chân chất, ít ai biết rằng anh chính là tỷ phú trẻ dưới chân núi Tản, hiện đang sở hữu khu trang trại với quy mô lên đến 40.000m2, thu nhập mỗi năm gần 20 tỷ đồng. Không phải vô cớ mà anh có biệt danh là “Hiển gà”. Từ hai bàn tay trắng và bắt đầu với cây lúa, cho đến nay, anh Ngô Trọng Hiển đã làm giàu và thành công nhờ trang trại chăn nuôi gà lên đến hàng vạn con.

Trang trại của anh chăn nuôi gà là chính và một số đất dành để trồng keo, với mô hình rất quy củ và khoa học. Trong đó, khu vực nuôi gà của anh được chia ra các khu nhỏ, tách biệt gồm khu ấp trứng với hệ thống máy móc hiện đại, khu ở của gà con, khu vực cho gà trưởng thành, khu nuôi gà thương phẩm. Mỗi khu đều có hệ thống quạt thông gió, hệ thống làm mát, máng ăn, máng uống nước tự độn cùng những chế phẩm sinh học độn chuồng. Riêng khu nuôi gà trưởng thành, anh đặt chuồng ở trên đồi, không gian được chia làm hai phần là chuồng kín có mái che những lúc mưa gió và vườn đồi cho gà chạy bộ những ngày nắng ráo mát trời. Giữa khoảng vườn cho gà “tập thể dục” ấy, anh trồng xen vào các loại cây ăn quả để gia đình dùng và chia cho mọi người. Chỉ tay sang khu đồi xanh mướt những hàng keo còn non, anh nói: “Còn vườn đồi bên kia, tôi dành để chuyên trồng keo, cũng mới thôi. Nhưng thu nhập chính và đáng kể lâu nay vẫn là từ chăn nuôi gà”.

Rồi giọng anh đầy tự hào khi nhắc đến chuyện anh chưa bao giờ phải vay tiền của ngân hàng để làm kinh tế. Cách đây hơn 20 năm, việc vay vốn ngân hàng không được thuận lợi và dễ dàng như bây giờ. Đó cũng là lý do mà dù quyết định mở rộng quy mô làm nông nghiệp nhưng anh Ngô Trọng Hiển vẫn kiên trì vay nhỏ từ người thân và từ tích cóp của anh. Cứ thong thả và kiên trì nhưng chắc ăn, đó là bí quyết mà anh tâm đắc.

trang-trai.jpg
Khu chuồng nuôi dành cho gà trưởng thành trong trang trại của anh Hiển.

“Mẹ tôi mất sớm, đến nay đã gần 30 năm. Tốt nghiệp phổ thông xong thì tôi cũng không có ý định theo học đại học hay trường nghề nào cả. Là con trai sức dài vai rộng, tôi còn phải phụ giúp gia đình”, anh Ngô Trọng Hiển chia sẻ. Thế rồi, dựa trên vốn liếng có sẵn là mảnh vườn, ruộng lúa của mẹ cha, anh Hiển nuôi chí làm giàu. Thời điểm ấy, anh mới có 18 tuổi, bắt đầu khởi nghiệp với 10 – 20 con gà đẻ trứng, 1 – 2 nái lợn, ngoài ra là ruộng lúa.

Kết hôn năm 20 tuổi với cô gái ở cùng làng, từ đó anh Hiển có người chung tay, sẻ chia trên con đường gắn bó với nông nghiệp. Từ mấy chục con gà, trại chăn nuôi của anh cứ lớn dần lên đến 300 con, rồi 500 con, 1000 con. Bắt đầu anh có nuôi thêm lợn nái và trồng lúa nhưng về sau anh chỉ tập trung vào đàn gà. Những con số mà anh nhớ mãi đó là 2000 con gà vào đúng năm 2000. Rồi tới năm 2003, anh đã có trung bình mỗi năm là 5000 gà con và gà thịt. Từ một mẫu ruộng, hai vợ chồng anh dần mở rộng theo hướng dồn điền đổi thửa và mua thêm và sau hơn 20 năm kiên trì, tổng diện tích trang trại của anh hiện nay đã là 40.000m2.

Tuy nhiên, con đường làm kinh tế của anh cũng đã từng gặp không ít khó khăn. “Nếu không kiên trì, lì lợm trụ lại và dễ dàng buông xuôi thì tôi đã bị các đợt dịch gia cầm đánh bại rồi”, anh Hiển nhớ lại. Trong giai đoạn đầu của hành trình nuôi gà, lần đầu tiên anh mất trắng là 7 triệu đồng đầu tư cho 100 con gà con, cả đàn cứ lớn dần đến ngày có thể xuất chuồng thì lăn ra chết hàng loạt vì dịch. Lúc ấy, cả gia đình, người thân đều khuyên nhủ anh đổi hướng làm ăn, nhưng anh Hiển vẫn không chùn bước. Anh tiếp tục nghĩ cách, xoay xở và theo đuổi đến cùng con đường mà mình đã chọn. Để có thêm kiến thức nghề chăn nuôi, anh đi học bổ túc về sơ cấp thú y, nghiền ngẫm các kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống kết hợp với tìm hiểu và học kỹ về quy trình tiêm vắc xin chống dịch cho gà từ các công ty thuốc. Tuy nhiên, khi có đủ kiến thức và tự tin về kỹ thuật chăn nuôi gà thì anh lại vướng phải bài toán đầu ra… Khó khăn cản đường, thất bại thử thách nhưng anh vẫn bám trụ đến cùng.

“Có sai mới biết mà sửa cho đúng chứ”, anh Hiển khẳng định rằng kinh nghiệm và “tay nghề” anh vững hơn cũng là nhờ những lần thất bại đó. Và số lượng đàn gà lớn dần lên là một minh chứng rõ rệt. Đến nay, số gà trung bình mỗi năm mà anh có lên đến 7 – 8 vạn con.

Và lò ấp trứng là một thành tựu đáng kể sau bao nỗ lực phát triển của anh. Bắt đầu hoạt động từ năm 2007, lò ấp trứng của anh đã góp phần lớn trong việc hỗ trợ bà con địa phương trong việc mở trang trại. Theo chia sẻ của anh, anh đã giúp đỡ được khoảng 5 – 6 xã thuộc huyện Ba Vì trong việc phát triển kinh tế từ chăn nuôi gà. Anh trực tiếp hỗ trợ từ con giống đến vắc xin chống dịch rồi chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi. Có nhiều gia đình được anh hỗ trợ cho vay con giống và vắc xin tới lúc nào có lãi mới trả nợ. “Có những trang trại sau hai năm mới có trả nợ tôi cũng không sao”, anh Hiển cho biết. Đến nay, lò ấp trứng của anh hoạt động với công suất lên đến 4 vạn trứng/ mẻ.

Hiện tại, trang trại của anh Ngô Trọng Hiển đang có 4 công nhân chính và 2 công nhân vụ mùa. Họ đều là người dân địa phương, đến trang trại làm việc mỗi ngày theo lịch chăm sóc đàn gà và công việc của trang trại, xong việc thì ai về nhà nấy. “Tôi đang trả 80 triệu/ năm lương cho mỗi công nhân chính. Còn công nhân thời vụ thì cũng trong khoảng 40 – 50 triệu/ năm. Năm ngoái, tổng thu nhập của trang trại tôi là 18 tỷ. Còn tính trung bình mỗi năm thì thu nhập của trang trại khoảng 15 – 16 tỷ, với trung bình mỗi năm là 150 tấn gà thịt, lợi nhuận khoảng 3 – 4 tỷ đồng”, anh Hiển tự hào kể.

Anh cũng cho biết, không tránh khỏi những giai đoạn thị trường trồi sụt như hiện nay giá cám, thức ăn cho gà đang cao, men sinh học để trộn vào thức ăn cũng không phải rẻ mà giá trứng bán buôn chỉ có 2300đ/ quả, tính từ tháng 10 năm ngoái tới nay trang trại của anh đang lỗ khoảng 60 – 70 triệu. Tuy nhiên, trang trại của anh đang trên đà hoạt động vững vàng, con đường làm kinh tế của anh đang trong tầm kiểm soát.

Bài liên quan
  • Giao lưu văn hóa: thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với quốc tế
    Giao lưu văn hóa với các quốc gia, dân tộc là nhu cầu, đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển xã hội hiện đại. Không chỉ giúp cho các quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau hơn mà còn góp phần đáng kể thúc đẩy các hoạt động hợp tác về kinh tế, chính trị mang lại lợi ích cho đất nước, nâng tầm vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Triển lãm ảnh kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Hà Nội
    Hướng đến kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ Thành phố Hà Nội (17/3/1930-17/3/2025), từ ngày 14 - 21/3, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm "95 năm ánh sáng soi đường".
  • [Podcast] Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Khúc trữ tình sâu đậm về vùng đất nhãn
    Trước đây, tôi đã đọc nhiều thi phẩm của nhà thơ Ngọc Lê Ninh và luôn ấn tượng, thích thú với phong cách thơ của anh. Thơ anh đậm chất thế sự, trăn trở trước những biến động của cuộc sống hôm nay. Thế nhưng, điều khiến tôi yêu thơ Ngọc Lê Ninh hơn cả chính là tình yêu đắm say của anh với con người, cuộc đời và thiên nhiên, được thể hiện mãnh liệt trong những vần thơ sâu lắng. Điều ấy càng được khắc họa rõ nét qua "Tình đất phù sa", một sáng tác mới đầy cảm xúc của anh.
  • Hà Nội: Hàng nghìn người về khai hội đền Tam Tổng
    Ngày 15/3 (tức ngày 16 tháng Hai năm Ất Tỵ) Đảng ủy- HĐND- UBND- UBMTTQ Việt Nam xã Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội đền Sọ (đền Tam Tổng).
  • Hoàng Thuỳ Linh ra mắt phim tài liệu "Chúng ta là người Việt Nam"
    Phim “Chúng ta là người Việt Nam” sẽ có những suất chiếu giới hạn sau 18h từ ngày 14/3, tại 5 thành phố. Nữ ca sĩ tiết lộ, hiện đã có bản đầy đủ “Vietnamese Concert” và đang cân nhắc đưa đến khán giả trong thời gian tới qua hệ thống rạp, DVD hoặc trên nền tảng số.
Đừng bỏ lỡ
  • Hơn 200 tác phẩm của cố hoạ sỹ Lê Lam được giới thiệu tại Triển lãm “Mùa Xuân bất diệt”
    Chiều tối 14/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) diễn ra khai mạc triển lãm "Mùa Xuân bất diệt", giới thiệu tới công chúng hơn 200 tác phẩm đa dạng về thể loại và chất liệu của cố họa sĩ Lê Lam.
  • Tây Hồ luôn quan tâm, chăm lo sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn quận
    Huy động cả hệ thống chính trị địa phương vào cuộc, triển khai đồng bộ, bài bản, Đề án “Khám sức khoẻ cho người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận Tây Hồ” giai đoạn 2024 – 2026 đã bắt đầu triển khai.
  • Hơn 400 vận động viên tranh tài tại Giải “Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025”
    Sáng 15/3, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Sở VH&TT Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ khai mạc Giải “Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025”.
  • Hà Nội điều chỉnh địa điểm thực hiện thủ tục hành chính
    Ngày 13/3/2025, Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội đã ban hành Quyết định số 225/QĐ-TTPVHCC về việc điều chỉnh địa điểm thực hiện thủ tục hành chính.
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chưa chấp thuận họp báo của Công ty Chị em rọt
    Liên quan tới sự việc chiều 14/3 tại Hà Nội, lần đầu tiên Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt (CER) tổ chức gặp mặt cung cấp thông tin về những "lùm xùm" gần đây, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hà Nội cho biết đơn vị chưa cấp phép họp báo cho công ty này.
  • Dấu ấn Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong lãnh đạo công tác tiếp quản Thủ đô
    Công cuộc tiếp quản Thủ đô 71 năm trước thắng lợi, mở ra trang sử mới trong lịch sử Thành phố Hà Nội cũng như lịch sử dân tộc. Trong đó, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã để lại nhiều dấu ấn trong công tác lãnh đạo tiếp quản Thủ đô, qua đó tạo nền tảng cho Hà Nội hôm nay thanh bình, thịnh vượng và đang vững bước vào kỷ nguyên mới cùng dân tộc.
  • Cơ hội khám phá "Lược sử âm nhạc" qua cuốn sách của Robert Philip
    "Lược sử âm nhạc" - một tác phẩm đồ sộ của Robert Philip vừa được Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam liên kết với Nhà Xuất bản Thế giới ấn hành. Với 40 chương sách được sắp xếp một cách khoa học, cuốn sách cung cấp cái nhìn toàn diện về sự phát triển của âm nhạc qua hàng thiên niên kỷ qua đó giúp bạn đọc hình dung rõ nét về bản chất, vai trò và lịch sử phát triển của âm nhạc.
  • Thanh niên Thủ đô phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu qua các phong trào cách mạng
    Tiếp bước thế hệ thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu và thanh niên “Ba sẵn sàng” năm xưa, tuổi trẻ Thủ đô mang khát vọng thanh xuân của mình hòa cùng với khát vọng chung của Thủ đô và đất nước; đem sức mạnh, bản lĩnh và trí tuệ, sức trẻ Thủ đô vào công cuộc đổi mới và kỷ nguyên vươn mình...
  • Di tích Khâm Thiên Giám của triều Nguyễn xuống cấp nghiêm trọng
    Cơ quan thiên văn, khí tượng thủy văn quan trọng của triều Nguyễn Khâm Thiên Giám (Kinh thành Huế) đã xuống cấp nghiêm trọng và các cơ quan liên quan đã phải ra cảnh báo nguy hiểm “khu vực có công trình xuống cấp, nguy hiểm, tránh lại gần để đảm bảo an toàn”.
  • [Podcast] Đắm say Hà Nội những ngày tháng Ba
    Một năm có 12 tháng, thì tháng nào của Hà Nội cũng chuyên chở theo những câu chuyện lịch sử, văn hóa hoặc vẻ đẹp của cảnh sắc hiếm nơi nào có được. Tháng Ba, phố phường Thủ đô bước vào khúc giao mùa huyền ảo. Mỗi ngày trôi qua, vạn vật thoắt biến chuyển theo nốt nhạc thời gian khiến lòng người bâng khuâng lưu luyến. Cũng trong tháng 3, Hà Nội bừng lên sắc màu rực rỡ gắn với ngày lễ trọng của Thành phố. Và trong chuyên mục “Chuyện người Hà Nội” ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau chìm đắm vào những ngày tháng 3 giàu giá trị lịch sử, cũng như cảnh sắt tuyệt đẹp của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Làm giàu từ trang trại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO