Làm báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0

Nhóm PV/Người làm báo| 17/03/2018 17:18

Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc năm 2018, sáng 17/3, tại Bảo tàng Hà Nội, diễn ra tọa đàm với chủ đề “Làm báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0" do Tạp chí Người Làm Báo phối hợp với Ban Nghiệp vụ và Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.

Làm báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0

Quang cảnh tọa đàm

Tham dự chương trình tọa đàm có các nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; TS Mai Đức Lộc, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; nhà báo Nguyễn Bé, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; TS Trần Bá Dung, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam; PGS,TS Nguyễn Thành Lợi, Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo và nhà báo Nguyễn Hòa Văn, Giám đốc Cổng thông tin Hội Nhà báo Việt Nam.

Cùng tham gia chương trình tọa đàm có các nhà báo Lê Quốc Minh, Phó Tổng Giám đốc TTXVN; ông Nguyễn Thanh Lâm - Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình, Bộ Thông tin Truyền thông cùng đại diện các trường Đại học báo chí tại Việt Nam, đại diện một số doanh nghiệp, các nhà báo, phóng viên và sinh viên các trường báo chí.

Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh “Mục đích của buổi tọa đàm là “cởi mở, chân thành và xây dựng”, để cùng làm rõ các nội dung của Cách mạng Công nghiệp 4.0, các công nghệ làm báo hiện nay và việc các phóng viên trẻ cần làm gì để thích ứng với Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Đồng thời cũng là dịp để giới báo chí hiểu được những trách nhiệm, những khó khăn của nhà quản lý để ứng dụng công nghệ làm báo mới. Bên cạnh đó, độc giả cũng hiểu thêm về các công nghệ làm báo trong xu thế hiện nay.

Tại buổi giao lưu, một số vấn đề được đưa ra bàn luận như các nội dung của Cách mạng Công nghiệp 4.0; vấn đề làm báo đa phương tiện; vấn đề giảng dạy cho sinh viên báo chí trong thời đại 4.0 hiện nay; vấn đề ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công nghệ làm báo mới...

Một số hình ảnh của buổi tọa đàm:

Làm báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0

Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc buổi tọa đàm

Làm báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0

Các đại biểu tham dự 

Làm báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0

TS Trần Quang Diệu trình bày tham luận về Cách mạng công nghiệp 4.0

Làm báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0

Nhà báo Văn Hoàng, báo Văn hóa đặt câu hỏi đối với các trường ĐH báo chí và Hội Nhà báo Việt Nam

Làm báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0

Ông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại tọa đàm

Làm báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0

Quang cảnh tọa đàm

Làm báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0

PGS, TS Ngô Văn Giá - Khoa Viết văn, Đại học Văn hóa Hà Nội trao đổi về công việc giảng dạy cho sinh viên trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0

Làm báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0

Nhà báo Lê Quốc Minh, Phó Tổng Giám đốc TTXVN chia sẻ kinh nghiệm báo chí trí tuệ nhân tạo

Làm báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0

PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng -  Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Báo chí, Học viện Báo chí Tuyên truyền phát biểu

Làm báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0

Thạc sĩ Nguyễn Đức Hoàng - Học viện Bưu chính Viễn thông trình bày về báo chí truyền thông đa phương tiện - những trải nghiệm mới cho khán giả

Làm báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0

Đại biểu phát biểu tại tọa đàm

Làm báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0

TS Mai Đức Lộc - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tổng kết buổi tọa đàm

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội – Ý chí và niềm tin quyết thắng”
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 9/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức chương trình Tọa đàm – Gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề “Hà Nội – Ý chí và niềm tin quyết thắng”. Tới dự có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong.
  • Tạo đột phá trong xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Theo Luật Thủ đô năm 2024, Thành phố Hà Nội được xây dựng Trung tâm Công nghiệp Văn hóa tại bãi sông, bãi nổi ven sông Hồng và những khu vực có lợi thế về vị trí, không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây được xem là một chính sách mang tính đột phá, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội khơi thông điểm nghẽn để phát triển khu thương mại và văn hóa
    Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Đến năm 2030, Hà Nội sử dụng 100% phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh
    Ngày 8/4, Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 185/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp liên quan đến việc phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh và cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư hạ tầng trạm sạc, phương tiện vận tải công cộng sạch.
  • Hà Nội mưa dông, chuyển rét từ ngày 12/4
    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, thời tiết trên cả nước từ nay đến ngày 18/4 có nhiều biến động. Trong đó, miền Bắc khả năng đón không khí lạnh, nền nhiệt giảm, đặc biệt nguy cơ cao xảy ra mưa dông mạnh trong thời kỳ chuyển mùa.
Đừng bỏ lỡ
Làm báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO