Kỳ 1: Những truyền thuyết khởi nguồn lễ hội Đền Và

Yên Giang| 05/08/2018 07:09

LTS: Đền Và thuộc làng Vân Gia, xã Trung Hưng (nay là phường Trung Hưng) thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội về phía Tây 43km (theo quốc lộ 32). Đền Và thờ Tam Vị Đức Thánh Tản (văn tế ghi là: Tam Vị Quốc Chúa Thượng Đẳng Thần). Đây là tục thờ thần núi của người Việt cổ. Sau này, các vị được nhân hóa thành Nguyễn Tuấn (Sơn Tinh), Nguyễn Hiển (Cao Sơn) và Nguyễn Sùng (Quý Minh). Tuy là tam vị nhưng quy vào nhất thể: Tản Viên Sơn thánh. Đó là vị Anh hùng văn hóa, đệ nhất trong hàng “tứ bất tử”, người khổng lồ trong t

Kỳ 1: Những truyền thuyết khởi nguồn lễ hội Đền Và
Núi Ba Vì - địa danh gắn với những huyền tích về Đức Thánh Tản.

Sơn Tinh, vị thần núi Tản Viên là nhân vật chính của kho tàng huyền thoại lớn Việt – Mường. Chỉ với một kỳ tích chiến thắng lũ lụt do Thủy Tinh gây ra cũng đã đủ để Ngài trở thành bất tử:

Sơn thần hóa phép cũng ghê
Lưới giăng dòng Nhị phên che ngàn Đoài
Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen
(Đại Nam Quốc Sử diễn ca)

Nhưng công đức của Sơn Tinh đâu chỉ có thế. Sau khi từ chối ngai vàng do Hùng Duệ Vương trao cho, Ngài dấn thân khắp thôn cùng xóm vắng để dạy dân biết nghệ nông tang, sành điệu ca vũ và biết hái thuốc trị bệnh cứu người. Rất nhiều làng xóm ở Hà Tây còn lưu truyền công tích của Ngài qua những câu chuyện kể dân gian. Xung quanh Đền Và cũng vậy.

Sau đây, xin kể những truyền thuyết liên quan trực tiếp đến lễ hội Đền Và.

*1. Thánh Tản dựng hành cung

Thuở ấy, khi Vua Hùng nghe lời Sơn Tinh trao ngôi vua cho Thục Phán, đất nước trở lại cảnh thanh bình. Sơn Tinh cùng Mỵ Châu về sống trên núi Ba Vì. Ngài thường du ngoạn.

*2. Thánh Tản tắm giội bên bờ sông Hồng

Từ khi có hành cung ở Đền Và, Thánh Tản thường lui tới vùng đất bên kia sông Hồng.

Một lần, trên đường về Đền Và, Ngài dừng chân nghỉ ngơi tại một xóm nhỏ ven sông. Tuy đang tiết xuân mát mẻ, nhưng vì đi đường xa gió bụi, nên Ngài muốn tìm nước để tắm giội đôi chút. Nhìn quanh đấy, thấy một cô gái gánh đôi sọt đi cắt cỏ, Ngài đến bên lựa lời chào hỏi rồi ngỏ ý nhờ cô gánh cho một gánh nước sông Hồng. Cô gái tưởng chàng trai đùa lỡm nên cười ngặt nghẽo. Nhưng trước vẻ chân thực của chàng cô gái rất ngạc nhiên rồi chối từ vì sọt của cô chỉ đựng được cỏ, làm sao đựng được nước. Ngài cười và bảo cô cứ giúp thử xem sao. Quả nhiên, đôi sọt đựng được nước thật. Trong khi Ngài thỏa thuê tắm giội thì cô gái chạy về loan báo với dân làng có chuyện lạ đời. Khi mọi người kéo đến nơi thì người tắm đã đi mất, xung quanh còn phảng phất hương trầm. Lúc ấy dân làng mới bừng tỉnh, nhận ra chính Đức Thánh Tản vừa mới qua đây.

Kỳ 1: Những truyền thuyết khởi nguồn lễ hội Đền Và
Dòng sông Tích xưa cũng đã đi vào truyền thuyết khởi nguồn lễ hội Đền Và.
Lại nghe nói, khi mới gặp cô gái, nhân chuyện cắt cỏ, Ngài còn bày cho cô cách làm liềm thay cho con dao cô vẫn dùng, để cắt được dễ hơn, nhanh hơn.

Ghi nhớ dấu tích và công đức của Ngài, dân làng Di Bình đã dựng ngôi đền và đặt tên là Đền Ngự Giội, ý muốn nhắc việc Ngài đã đến ngự và tắm giội ở đó trước khi về Đền Và.

*3. Thánh Tản kéo vó trên sông Tích

Lại có một lần, Thánh Tản giả dạng thành một lão nông đi dạo ven sông Tích. Đến đoạn giữa Cầu Vang và Mả Mang, thấy một ông già đang ngồi kéo vó bên bờ, Ngài bèn ghé lại.

Lúc ấy trời cũng vừa đứng bóng. Ông già mở cơm nắm muối vừng mời khách qua đường cùng ăn. Ngài ăn rất ngon miệng. Cảm ơn lòng tốt của ông già, Ngài hỏi thăm và muốn giúp ông việc kéo cá. Ông già mở giỏ không và than phiền vì từ sáng đến giờ chả được con cá nào. Ngài vui vẻ xin ông cho kéo thử một mẻ. Thần tình chưa, khi cần vó kéo lên, ông già thấy bao nhiêu là cá, cá lớn cá nhỏ thi nhau quẫy đành đạch làm hoa cả mắt. Ông sướng run lên, vội vàng bắt cá vào giỏ, xâu cá vào dây rừng, rồi lấy cả nón ra mà chứa. Hai người vừa bắt vừa đếm đã được chín mươi chín con. Thấy đáy vó còn duy nhất một con cá trê đang mang bụng trứng, ông già đã nghe lời Ngài thả nó về sông, nói là để làm phúc. Rồi vì mải vui được nhiều cá, khi ngoảnh lại, ông già đã không thấy vị khách qua đường đâu. Nhớ lại phong độ đạo sĩ và việc làm dị thường của Ngài, ông biết rằng mình vừa được gặp Thánh nhân. Ông vội vã về làng loan báo tin vui.

Từ đấy, cứ đến ngày rằm tháng chín, dân trong vùng lại mở hội đánh cá trên sông Tích, chọn đủ 99 con làm lễ vật dâng lên Thánh Tản để tưởng nhớ ân đức của Ngài. Lại nói chuyện con cá trê, sau khi được Thánh Tản phóng sinh, cá đã sinh nở mẹ tròn con vuông. Rồi cứ thế, đời nọ tiếp đời kia, con cháu cá trê ngày càng đông đàn dài lũ. Nhớ ơn cứu tử xưa, khi về già sắp chết, cá trê nọ đã cố bơi về gần Đền Và ngoảnh đầu lậy Ngài rồi hóa. Nơi ấy, nay là quả gò thấp có hình cá trê nên dân làng gọi là xóm Cá Trê, thuộc xã Thanh Mỹ.

*4. Thánh Tản xin muối, xin vôi

Cứ tưởng đã là Thánh thì vỗ tay một cái, niệm chú một câu là chẳng thiếu thứ gì, huống chi lại là Thánh Tản vừa có sách ước lại vừa có gậy đầu tử, đầu sinh. Ấy thế mà có lúc Ngài phải đi xin muối, xin vôi đấy.

Chuyện rằng: Một hôm Thánh Tản vội đi thăm vùng đất Sơn Tây, Mỵ Châu gói cho chồng một nắm xôi, mấy khẩu trầu để mang đi ăn đường. Cũng vì vội, nên nàng đã gói xôi quên muối, têm trầu quên vôi. Khi đến làng Phú Nhi bây giờ, Thánh mở xôi ra ăn, phải vào làng xin muối. Thuở ấy dân nghèo lắm, hạt muối cũng không có. Ngài đành phải ăn xôi nhạt và gọi làng ấy là làng Bần Nhi. Rồi khi qua làng Thuần Nghệ, Ngài giở trầu ra ăn, lại phải vào làng xin vôi. Làng Thuần Nghệ cũng quá nghèo, một ít vôi cũng không có. Ngài lại phải ăn trầu nhạt và gọi làng ấy là làng Bạch Nghệ.

Nhớ lại tích ấy, ngày nay khi dâng đồ lễ cúng Ngài ở Đền Và dân làng thường giữ tục hèm “Trầu không vôi, xôi không muối” là vậy.

Những truyền thuyết trên hiện còn lưu giữ trong vùng, một mặt dưới dạng truyện kể, mặt khác được mô phỏng kỳ thú qua diễn trình tổng hợp hoành tráng của lễ hội Đền Và. 

Đón đọc kỳ II: Địa bàn lưu truyền và di tích diễn ra lễ hội Đền Và
(0) Bình luận
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Lời cảm ơn của Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội
    Ngày 25/6/2025, Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội tổ chức trang trọng hội nghị Gặp mặt tri ân các thế hệ nhà báo Thủ đô và khen thưởng tập thể, cá nhân hội viên nhà báo các cơ quan báo chí Hà Nội, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
  • Tôn vinh 80 gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô
    Hướng tới kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2025), sáng 26/6 tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô năm 2025. Sự kiện góp phần tôn vinh những mái ấm gương mẫu, giàu trách nhiệm với cộng đồng, góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa trong đời sống xã hội.
  • Tây Hồ: Vững bước trên hành trình kiến tạo đô thị hiện đại, văn minh và giàu bản sắc
    Ba thập kỷ nhìn lại, quận Tây Hồ đã ghi tên mình vào bản đồ đô thị hiện đại của Thủ đô Hà Nội không chỉ bằng những công trình, con đường hay chỉ số tăng trưởng mà bằng cả những chuyển biến sâu sắc trong chất lượng sống, trong tư duy quản trị và trong tinh thần xây dựng cộng đồng người dân “thanh lịch, văn minh”, đúng với bản sắc của đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến.
  • Nhà báo Hồ Quang Lợi: “Viết về Hà Nội luôn có sự rung cảm của trái tim”
    Không sinh ra tại Hà Nội nhưng nhà báo Hồ Quang Lợi – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới có một tình yêu lớn với Thủ đô. Ông chia sẻ: “Đọc các bài viết, xem một số bộ phim truyền hình anh em báo chí làm về Hà Nội, tôi thấy trong đó không chỉ có kỹ năng về nghề nghiệp, mà luôn có rung cảm của trái tim. Trái tim dành cho Hà Nội. Trái tim dành cho đất nước Việt Nam của chúng...”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm dự ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW
    Sáng nay 2/7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chủ trì Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Ban Chỉ đạo và triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND xã Nội Bài xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND xã Nội Bài (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt quan trọng của xã Nội Bài (mới) để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
Đừng bỏ lỡ
Kỳ 1: Những truyền thuyết khởi nguồn lễ hội Đền Và
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO