Kinh tế Nhật Bản: Đối mặt áp lực nặng nề

hanoimoi| 06/08/2020 09:40

Kinh tế Nhật Bản tiếp tục chứng kiến sự suy giảm ngay cả khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý I-2020 được xác nhận cải thiện hơn so với dự báo ban đầu. Cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 làm chậm tốc độ tăng trưởng toàn cầu đã tạo áp lực nặng nề với nền kinh tế lớn thứ hai châu Á.

Kinh tế Nhật Bản: Đối mặt áp lực nặng nề
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản vừa công bố các số liệu điều chỉnh về tăng trưởng GDP do dịch bệnh khiến việc cập nhật bị chậm trễ. Số liệu mới cho thấy, tuy có sự tăng lên ở một số lĩnh vực như tiêu dùng đầu tư của các doanh nghiệp không nằm trong lĩnh vực tài chính hay chi phí tài sản cố định, nhưng GDP thực của nước này trong quý I-2020 giảm 2,2% trong khi GDP danh nghĩa giảm 1,9%. Trước đó, GDP thực quý IV-2019 của Nhật Bản đã giảm 7,2%, chủ yếu do thuế tiêu dùng tăng từ 8% lên 10% từ ngày 1-10-2019. Như vậy, với hai quý tăng trưởng âm liên tiếp, nền kinh tế Nhật Bản chính thức rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật lần đầu tiên kể từ năm 2015.

Nguyên nhân một phần do kinh tế Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc và Mỹ trong khi căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới chưa được giải quyết. Dịch Covid-19 ập đến tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng tới chi tiêu, tiêu dùng của người dân, du lịch và hoạt động sản xuất. Ngành Du lịch gần như đóng băng khi các quốc gia đóng cửa biên giới để phòng, chống dịch bệnh. Các biện pháp phong tỏa, giãn cách ngăn dịch Covid-19 lây lan cũng khiến tiêu dùng cá nhân của Nhật Bản giảm 0,8% trong quý I-2020. Xuất khẩu cũng giảm 6% trong khoảng thời gian này... Thực trạng đó cùng với việc các hoạt động kinh tế trong tháng 4 và 5 bị hạn chế nhằm kiểm soát dịch Covid-19 làm nhiều chuyên gia lo ngại kinh tế Nhật Bản có thể chứng kiến mức giảm tới 26,3% khi dữ liệu GDP quý II-2020 được công bố dự kiến vào ngày 17-8. Nếu mức suy giảm tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai này trở thành hiện thực, Nhật Bản sẽ trải qua 3 quý giảm GDP liên tiếp, điều từng xảy ra khi động đất và sóng thần tàn phá đất nước Mặt trời mọc hồi tháng 3-2011. 

Để kìm hãm những tác động tiêu cực của dịch bệnh, Chính phủ của Thủ tướng Abe Shinzo vừa quyết định tăng gói kích thích kinh tế lên mức kỷ lục: 2.200 tỷ USD. Thay đổi này hứa hẹn mở rộng nguồn cung cấp tài chính, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ - vốn đang gặp nhiều khó khăn vì dịch bệnh, giảm thuế và các phúc lợi xã hội, đồng thời cung cấp một số khoản cho vay với lãi suất 0% dành cho các công ty tư nhân. Trong nỗ lực giảm bớt thiệt hại do cú sốc Covid-19, Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã nới lỏng chính sách tiền tệ trong tháng 4 và tháng 5. Thêm vào đó, tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ từ cuối tháng 5 được kỳ vọng sẽ cải thiện tình hình chi tiêu cá nhân vốn đã giảm tới 11,1% trong tháng 4 vừa qua so với cùng kỳ năm 2019, mức sâu nhất trong 19 năm. 

Những biện pháp quyết liệt trên khiến nhiều chuyên gia tỏ ra lạc quan về kinh tế Nhật Bản trong hai quý cuối năm 2020 với dự đoán GDP sẽ phục hồi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại về thực trạng số ca lây nhiễm tăng trở lại từ đầu tháng 7 tại nhiều khu vực của Nhật Bản. Kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ để huy động đủ nguồn tài chính cho gói kích thích kinh tế cũng bị cảnh báo có thể khiến gánh nặng nợ gia tăng, trong bối cảnh tỷ lệ nợ công trên GDP của nước này đã vượt mức 200%.

Dù còn nhiều áp lực nặng nề, song nội các của Thủ tướng Abe Shinzo đã thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ nền kinh tế Nhật Bản thông qua những biện pháp ứng phó có quy mô lớn nhất thế giới. Với những cố gắng và tiềm lực mạnh mẽ, đảo quốc Mặt trời mọc vẫn đang đứng trước cơ hội hướng tới giai đoạn phát triển mới.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Kinh tế Nhật Bản: Đối mặt áp lực nặng nề
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO