Kinh nghiệm hay trong xây dựng nông thôn mới ở xã Lê Lợi

Huy Sinh| 11/08/2021 16:28

Với nhiều giải pháp đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, phong trào xây dựng nông thôn mới ở xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội đã để lại nhiều bài học, kinh nghiệm hay được đông đảo quần chúng nhân dân tin tưởng và hưởng ứng.

Kinh nghiệm hay trong xây dựng nông thôn mới ở xã Lê Lợi
Xã Lê Lợi đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Xã Lê Lợi nằm cách trung tâm huyện Thường Tín 7 km về phía Nam. Người dân nơi đây nổi tiếng bởi tính cần cù, chịu thương chịu khó, hăng say lao động sản xuất, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp đã tạo nên một nền kinh tế phong phú và đa dạng.

Năm 2012, xã Lê Lợi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Qua khảo sát hiện trạng theo 19 tiêu chí, xã chỉ đạt được 04/19 tiêu chí, 7/19 tiêu chí cơ bản đạt, 8 tiêu chí chưa đạt. Kết cấu hạ tầng yếu kém, nhận thức của cán bộ và người dân về NTM còn nhiều hạn chế…

Ông Nguyễn Tấn Phát, Chủ tịch UBND xã Lê Lợi cho biết, với mục tiêu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra, Đảng bộ, chính quyền xã đã bắt tay ngay vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ có quyết tâm chính trị cao, nói đi đôi với làm, sâu sát, gắn bó với quần chúng nhân dân, xem đây là khâu then chốt của then chốt trong tiến trình xây dựng NTM. Theo đó, chương trình xây dựng NTM được xác định là một chương trình lớn tổng thể, nhằm phát triển nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần của nhân dân, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, dân làm, dân đóng góp, dân kiểm tra và dân được hưởng thụ. Đảng ủy, HĐND, UBND xã Lê Lợi luôn bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, sau khi Đề án được cấp trên phê duyệt, Ban chỉ đạo của xã đã tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức tại hội nghị Đảng bộ, hội nghị dân chính Đảng, hội nghị của các ngành đoàn thể từ xã đến thôn. Đồng thời, qua  hệ thống loa truyền thanh của xã,  pa nô khẩu hiệu tuyên truyềntới cán bộ, Đảng viên và nhân dân hiểu rõ về Đề án xây dựng NTM.

Không chỉ  phát huy tốt nội lực, xã Lê Lợi còn khéo léo vận dụng sáng tạo, hiệu quả nguồn hỗ trợ của Nhà nước. Căn cứ vào 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia, Ban quản lý của xã xây dựng kế hoạch chi tiết phân kỳ cụ thể từng dự án thành phần phù hợp với điều kiện của địa phương. Những tiêu chí dễ đầu tư ít vốn làm trước, những tiêu chí khó, đầu tư vốn nhiều triển khai sau. Chính quyền địa phương cũng tích cực chủ động, tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục hành chính, để người dân thuận lợi tiếp cận vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế.

“Khi đời sống nhân dân được nâng cao thì việc huy động đóng góp xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở cũng không khó. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì trước khi triển khai mỗi phần việc, xã đều công khai, minh bạch các nguồn hỗ trợ của Nhà nước theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. Đồng thời, xã thực hiện việc lấy ý kiến dân chủ rộng rãi trong nhân dân, các công trình xây dựng có nguồn đóng góp của dân được đưa ra dân bàn, dân giám sát cộng đồng, do đó các công trình đều đảm bảo chất lượng, tạo được lòng tin và sự phấn khởi trong nhân dân”, ông Nguyễn Tấn Phát nhấn mạnh.

Kinh nghiệm hay trong xây dựng nông thôn mới ở xã Lê Lợi
Nghề truyền thống thêu, may cờ Tổ quốc tại thôn Từ Vân, xã Lê Lợi được chú trọng phát triển nhằm bảo tồn văn hóa làng nghề và tăng thu nhập cho người dân.
Với cách làm đó, từ năm 2012 đến nay, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ và thu khác đạt trên 391,7 tỷ đồng. Số lao động hoạt động trong các ngành nghề dịch vụ xây dựng, thợ mộc, thợ may, thợ lao động thủ công tăng. Trong đó, nông nghiệp đạt 30,3 tỷ đồng, trồng trọt đạt 1,4 tỷ đồng, chăn nuôi 19,3 tỷ đồng và thủy sản 9,6 tỷ đồng. Thu nhập từ sản xuất, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ đạt 295,9 tỷ đồng (thu từ thủ công nghiệp - xây dựng - vận tải đạt 32 tỷ đồng, doanh nghiệp 10,5 tỷ đồng; thu từ buôn bán, kinh doanh giết mổ gia cầm đạt 253,4 tỷ đồng). Thu từ tiền công, tiền lương đạt 53 tỷ đồng; thu khác đạt 12,5 tỷ đồng. Tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 47,9 triệu đồng/người/năm.

Kinh nghiệm hay trong xây dựng nông thôn mới ở xã Lê Lợi
Khẩu hiệu Xây dựng nông thôn mới tạo ra diện mạo mới, sức sống mới" được gắn cạnh trụ sở UBND xã Lê Lợi nhằm tạo động lực để nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới.
Đồng thời, nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển kinh tế, phát triển sản xuất, kinh doanh tạo thu nhập, UBND xã đã phối kết hợp với các trung tâm đào tạo dạy nghề mở các lớp khuyến nông, khuyến công. Xã cũng tuyên truyền đến nhân dân nhận thức về việc cho con em trong địa phương được học nghề, nâng cao tay nghề để tăng cơ hội có việc làm, tăng thu nhập, do đó tỷ lệ hộ nghèo trong xã đã giảm đáng kể.

Chị Hoàng Thị Lan, một người dân ở xã Lê Lợi cho biết: “Nhờ có chính sách vay vốn của xã mà người dân chúng tôi có thêm nguồn vốn để phát triển kinh tế. Trước đây, người dân muốn mạnh dạn mở rộng sản xuất, kinh doanh nhưng cứ chần chừ vì không có kinh tế. Đến nay, khi xã tạo điều kiện cho người dân vay vốn gia đình tôi đã mở rộng sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm vì thế kinh tế gia đình ổn định hơn...”.

Đi dọc thôn Hà Vỹ, chúng tôi được chứng kiến những người dân cần cù, hăng say lao động sản xuất. Đặc biệt một số nghề thủ công nghiệp nơi đây khá phát triển như thêu ren, sơn thếp, làm đồ gỗ, mây tre đan…

Anh Nguyễn Thành Trung (27 tuổi, tại cơ sở sản xuất thêu cờ Tổ quốc thôn Từ Vân) phấn khởi chia sẻ: “Sau khi đi bộ đội về tôi quyết định lập nghiệp ở quê hương, phát triển nghề thêu cờ Tổ quốc của gia đình. Nhờ có chính sách vay vốn của xã, gia đình tôi đã mở rộng sản xuất kinh doanh. Hiện nay gia đình tôi đã có 2 cơ sở sản xuất tranh thêu, thu nhập của gia đình nhờ thế mà tăng lên khá nhiều so với trước đây. Tôi muốn đưa những ngành nghề truyền thống của quê hương mình ra nhiều vùng lân cận để mọi người biết đến và quảng bá thương hiệu làng nghề truyền thống cho quê hương Lê Lợi”.

Từ một xã có xuất phát điểm thấp, đến nay Lê Lợi đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và được công nhận là xã đạt chuẩn NTM vào tháng 7 năm 2020. Trong quá trình xây dựng NTM, xã Lê Lợi đã chủ động, linh hoạt triển khai hiệu quả nhiều cơ chế, chính sách và huy động được các nguồn lực xã hội, góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn. Mong rằng thời gian tới, xã Lê Lợi tiếp tục phấn đấu, hoàn thành xây dựng NTM nâng cao vào năm 2023.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Xây dựng người Hoàn Kiếm hiện đại, thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện
    Để cụ thể hóa Chỉ thị số 30-CT/TU, Ban Thường vụ Quận ủy Hoàn Kiếm đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch của Quận ủy để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, tập trung quán triệt, tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU trong các cấp ủy Đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong toàn quận.
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
Đừng bỏ lỡ
Kinh nghiệm hay trong xây dựng nông thôn mới ở xã Lê Lợi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO