Kỉ niệm Ngày Thương binh, Liệt sĩ ngày 27/7-: Lá thư từ Trường Sơn của nữ liệt sĩ gửi chị gái

Theo tư liệu của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam/PNVN| 19/07/2017 14:49

Xin trích đăng bức thư của nữ chiến sĩ Ngọc Tuân, từ Trường Sơn gửi cho chị gái năm 1968. Hy sinh cả mạng sống của mình trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc, bức thư trở thành kỷ vật đáng quý để những thế hệ sau này hiểu thêm về nữ liệt sĩ Ngọc Tuân.

Trường Sơn, 25/2/1968

Chị yêu quý của em! Xa chị hơn một năm, em vẫn khỏe, công tác vẫn như xưa, chỉ có khác là giờ đây em không còn ở đất Quảng Bình nữa mà em đang sống trên đỉnh của dãy núi Trường Sơn thuộc đất Vĩnh Thuận, Vĩnh Linh. Như vậy là em không còn sống trên mảnh đất miền Bắc, mảnh đất thân yêu nữa….

Cả đại đội em được tuyển 6 nữ và 22 nam đi B, trong đó vinh dự có em của chị. Đi vào trong này nhiều khó khăn lắm. Nhân dân không có ai sơ tán ra ngoài mình cả. Em đóng quân trên đỉnh núi Trường Sơn, nơi mà từ xưa tới nay chưa ai đặt chân tới.

Qua cuộc hành quân vừa rồi thật là vất vả, cheo leo trên đỉnh núi chỉ có một con đường độc đạo và một người đi thẳng, hai người ngược chiều mà không khéo thì lăn xuống sông Long Đại, chỉ còn xương không hoặc làm mồi cho cá.

la-thu.jpg
Lá thư của nữ chiến sĩ kiên cường Ngọc Tuân

Chúng em vai vác nặng phải leo những cái dốc rất cao, có cái dốc đi từ 6 giờ sáng cho tới 6 giờ tối lên tới đỉnh dốc và từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng mai mới tới chân dốc, như vậy là đi 24 tiếng đồng hồ mới hết dốc.

Đấy mới là những dốc thấp nhất, một ngày gần đây chỉ sang tháng 3 này, chúng em lại lên đường hành quân và còn phải trèo qua một cái dốc cao 1.300 bậc, lên tới đỉnh thì sẽ thấy được giữa lòng đất miền Nam, nhìn được Lào, nhìn thấy miền Bắc xã hội chủ nghĩa đẹp lắm chị ạ…

Công việc của chúng em hiện tại là sẻ núi Trường Sơn làm một con đường nối tiếp với con đường 9 của Sài Gòn. Chúng em đang làm khẩn cấp lắm. Đến ngày 30 tháng 4 này, chúng em phải hoàn thành gấp lắm chị ạ.

Còn thực phẩm sinh hoạt, chúng em vào trong này, tất cả mọi cái ăn bằng đồ hộp, 4 người phục vụ 1 người, nước hứng từng giọt, hàng mấy tháng không thấy một miếng rau tươi, ăn muối với đồ hộp, có lúc lại 3-4 ngày không có muối ăn. Tình hình bom đạn chẳng nói thì chị cũng có thể biết được trong này ra sao, rồi cảnh chiến tranh, chỉ có chết và chết.

Thế thôi chị ạ. Biết là chết nhưng không ai là người muốn sống nhục, nên gian khổ chết chóc cũng không ai sờn lòng, nản chí, họ vẫn vui vẻ, chúng em có câu tiếng hát át tiếng bom, Vĩnh Linh dày đặc những người miền Bắc. Đôi lúc buồn, song đôi lúc cũng vui vì mình được vinh dự hơn những người khác.

Chị yêu quý của em! Đừng lo gì cho em nhé. Chỉ còn vẻn vẹn 126 ngày nữa là hết nghĩa vụ, ngày ấy em sẽ được về gần chị. Chị em sẽ tâm sự nhiều em sẽ kể nhiều chuyện chiến đấu trong quãng thời gian 3 năm xa chị… Còn giờ chị đừng lo gì cho em cả. 3 năm xa chị là 3 năm em lớn lên cả về tinh thần lẫn thể xác.

Từ lúc em chỉ là người thanh niên bình thường, nay là một cán bộ tốt, rồi lại là một đối tượng của Đảng, lúc ra đi văn hóa chưa hết lớp 6, nay em đang ngồi tại Trường cấp III của Trường Thanh niên xung phong. Em đang phổ cập lớp 8, chuẩn bị lớp 9 nay mai. Đấy, 3 năm ra đi là như vậy đấy chị ạ…”.

Em gái yêu của chị

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Kỉ niệm Ngày Thương binh, Liệt sĩ ngày 27/7-: Lá thư từ Trường Sơn của nữ liệt sĩ gửi chị gái
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO