Không tăng lương tối thiểu: Sự vô cảm với đời sống công nhân

Thương hiệu công luận| 05/08/2018 16:11

Với đề xuất không tăng lương tối thiểu, công nhân lao động đều phải “đầu tắt mặt tối” tăng ca, làm thêm giờ để có tiền trang trải cuộc sống. Thậm chí, mỗi công nhân có thể tăng ca lên đến hàng trăm giờ mỗi tháng, dù họ biết rằng việc này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe...

Không tăng lương tối thiểu: Sự vô cảm với đời sống công nhân

Dù tăng ca thường xuyên, song đời sống công nhân chỉ đắp đủ qua ngày

Trước thông tin Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất không tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2019, chị Trang và nhiều đồng nghiệp mà chúng tôi gặp đều rất bức xúc.

"Mỗi năm, giá tiêu dùng và hàng hóa đều tăng, trong khi việc tiền tăng ca phụ thuộc vào thời gian, mức lương cơ bản. Muốn cải thiện thu nhập, công nhân chỉ trông chờ vào việc tăng LTT. Nay VCCI đề xuất không tăng LTT, công nhân chỉ có đường cạp đất mà ăn", anh Hoàng Văn Bình bày tỏ.

Trong lúc chúng tôi trò chuyện thì chị Trần Thị Trang, công nhân một doanh nghiệp trong KCN Tân Tạo, tìm đến mua một phần dưa leo và xà lách. Khi chúng tôi hỏi về mức thu nhập hiện tại, chị Trang rầu rĩ: "Lương công nhân ba cọc ba đồng, có nai lưng tăng ca thì mỗi tháng cũng chưa đến 6 triệu đồng. Hôm nay ngày cuối tuần, tôi mua ít bún, rau và thịt về làm bữa cơm ăn cả gia đình. Giá cả tăng chóng mặt cao nên mới mua vài món đồ đã hết 50.000 đồng. Ăn uống tằn tiện, kham khổ nhưng tháng nào cũng hết tiền".

Việc không tăng lương tối thiếu nó không chỉ ảnh hưởng đến công nhân mà còn ảnh hưởng đến các tiểu thương xung quanh các khu công nghiệp. Chị Trang, kinh doanh rau củ quả, than thở: "Giá rau hiện tại tăng gấp đôi. Lúc trước, tôi bỏ vào đĩa bán 5.000 đồng/phần nhưng giờ tăng lên 10.000 đồng. công nhân thấy mắc nên họ mua ít lại, dẫn đến hàng bán rất chậm, ít lời".

Chị Hồ Thị Luyến, công nhân Công ty Shin Dong Garment (quận 12, TP. HCM), cho biết chị làm công nhân được 6 năm, đã trải qua 2 công ty. "Cách đây 6 năm, tôi làm công nhân gỗ, lương được 7 triệu đồng, nhưng công việc rất nặng nhọc nên phải nghỉ và xin làm công nhân may. Ở đây, lương ăn theo sản phẩm, có tháng cũng được 9 triệu đồng, có tháng chỉ 5 triệu. Với chi phí hiện tại, tôi chỉ đủ sống ở mức tối thiểu, nếu tháng nào có đám tiệc hay bị đau ốm thì phải mượn bạn cùng phòng", chị Luyến nói, nét mặt đượm buồn.

Bà Phạm Ngọc Lan, Chủ tịch LĐLĐ quận Tân Phú (TP. HCM) cho biết: "Qua đợt đi khảo sát thực tế tại các DN trên địa bàn, chúng tôi nhận thấy thu nhập bình quân của NLĐ đạt khoảng 6 triệu đồng/tháng. Khoản thu nhập này bao gồm lương, tiền tăng ca và các khoản phụ cấp khác. Với thu nhập ấy, NLĐ sống hết sức chật vật. Nhiều NLĐ còn có thu nhập thấp hơn do chỉ được hưởng lương bằng mức LTT vùng và không được phụ cấp thêm".

Theo bà Lan, mức lương được các DN trả cho NLĐ hiện nay đều cao hơn mức LTT vùng do Chính phủ quy định. Thế nhưng, DN lại trích nộp BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp trên mức LTT vùng. Do vậy, nếu LTT được điều chỉnh tăng thì DN cũng không bị ảnh hưởng nhiều. "Nếu LTT vùng không tăng thì chắc chắn NLĐ cũng sẽ chịu thiệt thòi khi nhận số lương hưu ít ỏi khi về già", bà Lan nói.

Trao đổi với chúng tôi, nhiều cán bộ công đoàn (CĐ) cấp trên cơ sở cũng tỏ ra hoài nghi về lý do không tăng LTT vùng của VCCI là để DN lấy chi phí đó đào tạo nghề cho NLĐ. Thực tế, nhiều DN chỉ chú trọng tuyển lao động phổ thông, dạy nghề qua loa, sử dụng 6-7 năm thì tìm cách sa thải để né chi phí tăng lương, trích nộp BHXH, BHYT.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch CĐ Công ty CP Cơ khí - Xây dựng - Thương mại Đại Dũng (huyện Bình Chánh, TP. HCM), DN muốn phát triển bền vững thì quan hệ lao động phải ổn định. Do vậy, là một trong các bên tham gia đàm phán tiền lương, chí ít VCCI phải hài hòa được lợi ích DN lẫn NLĐ.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm trên đường Bắc Sơn.
  • Hà Nội khởi công xây dựng cầu Tứ Liên
    Sáng 19/5/2025, UBND Thành phố tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) tại trước nút giao Dự án với đường Trường Sa (lý trình Km4+400 ).
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Không tăng lương tối thiểu: Sự vô cảm với đời sống công nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO