Không khí Tổng khởi nghĩa ở một làng ven Hà Nội

25/08/2017 15:27

Kỷ niệm 72 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2017), chúng tôi xin điểm lại một số di cảo của nhà văn Tô Hoài về những ngày Tổng khởi nghĩa 1945 ở quê ông. Đấy là làng Nghĩa Đô - một làng ven đô Hà Nội, nơi ông và các thế hệ nhà văn trẻ hồi ấy như: Nam Cao, Thôi Hữu, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng… đã cầm súng đi theo Đảng ngay từ những ngày đầu tiên.

Không khí Tổng khởi nghĩa ở một làng ven Hà Nội
Nhà văn Tô Hoài


Một hôm Hương “đen” lên Nghĩa Đô, đến nhà tôi, Hương bảo tôi:

-Họp ở đây được không?

- Được

- Nhiều người hơn mọi khi đấy

- Độ bao nhiêu?

- Khoảng mười người mà có thể liền một hai ngày…

- Bao giờ?

- Cứ lo sẵn đi. Rồi có người đến hẹn nữa.

Hương “đen” ngần ngừ hỏi lại tôi:

- Có cáng nổi không?

Tôi cũng ngơ ngẩn rồi ầm ừ, không đậm không nhạt.

- Được

Hương “đen” dường cũng chẳng để ý vẻ ngần ngại thế nào của tôi, lại móc trong lưng ra một khẩu súng brô-ning nhỏ, đen bóng như con quay sừng. Bao giờ thấy súng tôi cũng có một cảm tưởng nghiêm trọng khác thường. Cách mạng phải có những cái này chứ, tôi vẫn cho là thế. Ít lâu sau ngày cách mạng thành công. Xuân Thủy chủ nhiệm báo Cứu quốc cho tôi một khẩu súng lục. Chắc là súng giả, vì trông nó gồ ghề màu bồ  hóng không loang loáng như súng của Hương “đen”. Tôi giắt sau lưng áo, cũng không mở xem bao giờ. Thế mà tôi đã đeo khẩu súng ấy với cái máy ảnh Leica - mà tôi không biết chụp – làm phóng viên báo đi Nam tiến, vào tận mặt trận Nha Trang và Củng Sơn ở Nam Trung bộ.

Không khí Tổng khởi nghĩa ở một làng ven Hà Nội
Ngày 19 tháng 8 năm 1945, nhân dân Hà Nội cùng với lực lượng vũ trang đứng lên giành chính quyền. Ảnh Tư liệu
Thật sự tôi cũng cứ “ừ” thế, nhưng ngổn ngang những cái phải lo thế nào. Đảo chính Nhật rồi, các hoạt động của Việt Minh còn táo tợn hơn trước, dẫu cho bộ máy cả sở  Liêm phóng Bắc kỳ, người Pháp đã phải “bàn giao” nguyên vẹn cho người Nhật, ông chủ mới của Đông Dương. Mỗi khi máy bay Mỹ và Anh của đồng minh đến ném bom rải thảm xuống Hà Nội, quân Pháp  bị xích chân ở các pháo đài Xuân Canh, pháo đài Láng, pháo đài Cáo vẫn phải bắn cao xạ lên phối hợp với súng phòng không Nhật mà người thành phố phân biệt được khói trắng đạn Nhật, khói đen đạn Pháp. Nhiều mật thám sừng sỏ thời Tây đã bị ta tiêu diệt. Những Phơ tô, Luýt thì chết ngay rồi. Đội Sinh bị giết ở cống Mọc. Cai Long, Ba Lự người Yên Thái thì Thôi Hữu, cán bộ phụ trách ngoại thành đã bắn chết ở dốc Tam Đa, ở lều tiệm hút nhà thổ mụ Tìu đầu làng Bái.

Nhà tôi trong giữa làng, không có vườn hay lũy tre trổ ra đồng, nhưng nếu động, có thể chui rào sau nhà chạy sang làng Tần được. 

Lo chính là cái ăn. Đã bao lâu, không còn thấy mặt hạt gạo. Người đói la liệt các xó xỉnh. Không phải đâu xa, mà ngay trong nhà tôi.

Cũng chỉ còn mình tôi ở nhà. Mấy tháng nay bà tôi đã lên ở Sơn Tây. U tôi quang gánh giấy phèn, có khi mấy ngày mới về, chân tay mặt vàng ửng như chat hòe. Người nói có hôm sang Bắc Bỏi, qua tận chỗ Ảo Cả Vực Dê. Các làng bên ấy ai người ta mua thứ giấy hẩm lau bát ấy làm gì bây giờ. Hay là u tôi tránh mặt đi làm mướn, đi ăn mày ở xa, cho tôi không biết.

Bây giờ lấy đâu ra cho cả chục người ăn hai ngày họp. Làng tôi tuy đói dài, nhưng hầu như cả làng đã vào Việt Minh. Thôi Hữu vượt ngục Hỏa Lò ra, bí danh là Tấn, thỉnh thoảng đưa tôi xem tờ “Đuổi giặc nước” cơ quan Việt Minh Thanh Hóa.

Ở làng, trong các chị em phụ nữ cứu quốc, cô Thư yêu Tấn lắm. Có hôm hai đứa đèo xe đạp hôn nhau, chốc lại loạng choạng đâm vào đường tàu điện. Cũng chính ở quãng Cổng Dong cạnh dốc Tam Đa năm trước Tấn đã bắn chết mật thám Cai Long. Tôi biết đêm đêm những gánh sách báo, giấy mực, thuốc súng từ trong thành quảy ra qua vùng này đưa sang bên kia sông  Cái và ở cánh đồng Mả Mái sau làng tự vệ chiến đấu ra tập quân sự ngay từ chập tối. Dù đói đến thế, nhưng phiên nào cũng có mít tinh ở chợ Cạnh, chợ Trôi. Cô Thư, áo nâu non đổi vai, vạt thắt quả găng, trễ một bên khẩu súng bro-ninh nữ, chít khăn mỏ quạ, mặt đeo kính râm. Cán bộ Việt Minh xuất hiện diễn thuyết giữa chợ hô hào phá kho thóc, đánh đuổi phát xít Nhật.

Rồi ngày họp đã tới. Các bạn lác đác về như tình cờ đến chơi. Như Phong, Trần Huyền Trân, Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Huy Tưởng, Trần Quốc Hương đến từ sáng sớm. Chập tối, Trần Độ mới vào.

Nhà tôi là ngôi nhà hương hỏa của ông bà ngoại - ông nội đã mất, năm gian nhà ngói cổ, hoang vắng, tiều tụy, đã đổ nát nhiều. Cả tháng chẳng ai tới, cửa ngõ đóng, cỏ rêu lên tận thềm. Nhưng cũng cứ cẩn thận, chúng tôi chỉ ở trong buồng, chỗ phản nằm của Nam Cao và tôi. Chúng tôi cũng làm những việc thông thường và cần thiết mỗi lần họp, dặn nhau các cách đối phó,  nếu bị “chó” xộc vào thình lình. Mọi người quây quần hai ngày hai đêm, vệ sinh xuống chỗ chuôm cạn dưới kia. 

Hai tài liệu của Trần Độ mang tới để nghiên cứu và thảo luận là: “Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943” của Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương và Chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh (in năm 1944). Đề cương chưa in, Trần Độ đọc bản chép tay. Đề cương này sau được đăng tạp chí Tiền Phong của Hội Văn hóa, Cứu quốc Việt Nam số 1 ngày 10 tháng 11 năm 1945 tại Hà Nội.

Có lần tôi hỏi Lê Quang Đạo ngày khởi nghĩa thì văn hóa cứu quốc làm gì? Lê Quang Đạo nói: “Văn hóa cứu quốc cũng như mọi đoàn thể, cầm võ khí chiến đấu”. Chúng tôi chuẩn bị dao găm, đèn pin, lắc lê để phá đường tàu, quyên quần áo rét ủng hộ chiến khu Bắc Sơn. Chúng tôi đương làm như thế. Sự thực tình hình, tình thế, thực trạng văn hóa và chiến đấu là như vậy.

Đến ngày Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8, tôi và các bạn trong Văn hóa cứu quốc đều xuống đường, tham gia mít tinh, tuần hành… Tự vệ làng cầm súng , đi bảo vệ các cuộc mít tính. Cờ đỏ rợp trời.

Sau 19 tháng 8 năm 1945, một số hội viên văn hóa cứu quốc và trí thức, sinh viên cứu quốc đều được phân công vào các công tác văn hóa. Tôi còn nhớ: Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Huy Tưởng (Hội Văn hóa Cứu quốc), Nguyên Hồng, Tô Hoài (báo Cứu quốc), Trần Lâm, Nguyễn Văn Thân, Trần Kim Xuyến (Đài phát thanh) Nguyễn Công Mỹ (bình dân học vụ), Trần Huyền Trân (kiểm duyệt sân khấu), Như Phong (kiểm duyệt sách báo)…

Thiên Việt (Trích từ di cảo của nhà văn Tô Hoài)
Bài liên quan
  • 60 quốc gia tham dự Liên hoan Ẩm thực quốc tế tại Hà Nội
    Liên hoan Ẩm thực quốc tế năm 2024 với sự tham gia của 60 quốc gia sẽ được tổ chức tại Khu Ngoại giao Đoàn (298 Kim Mã, Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội) từ ngày 7 – 8/12. Đây là sự kiện do Bộ Ngoại giao tổ chức nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa, ẩm thực, ngoại giao, kết nối bạn bè quốc tế với Việt Nam.
(0) Bình luận
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
  • Cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
    Đối với việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” trên địa bàn huyện Đông Anh, Bí thư Huyện uỷ Đông Anh Lê Trung Kiên đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy chủ trì, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc thực hiện Chỉ thị.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Không khí Tổng khởi nghĩa ở một làng ven Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO