“Khoảng lặng” của ba tâm hồn nghệ sĩ

An Nhi/HNM| 24/12/2018 09:09

Chiều 23-12, triển lãm “Khoảng lặng” của 3 họa sĩ Phạm Luận, Vi Kiến Thành, Hoàng Phượng Vỹ đã khai mạc tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm mỹ thuật nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, Hà Nội).

“Khoảng lặng” của ba tâm hồn nghệ sĩ
Tác phẩm "Kỷ niệm xưa" của Hoàng Phượng Vỹ.

Ba họa sĩ mỗi người một con đường riêng. Nếu Phạm Luận dành cả đời chuyên tâm sáng tác tranh phong cảnh theo phong cách ấn tượng, đặc biệt là về Hà Nội, thì Vi Kiến Thành lại xuất hiện nhiều với tư cách quản lý nghệ thuật, hiện là Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), còn Hoàng Phượng Vỹ có lúc làm thơ, có lúc vẽ minh họa sau rồi mới chuyển sang hội họa. 

Cả ba họa sĩ đều là gương mặt nổi bật của hội họa đương đại Việt Nam. Dù chưa lần nào triển lãm chung, đến họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam còn nhận định: “Thật lạ khi ba ông Tam Đa đương đại lại tam tấu với nhau trong khoảng lặng của tâm hồn”, nhưng triển lãm lần này của họ như một cuộc tái ngộ. Đó là cuộc tái ngộ của những người luôn biết đặt mình vào những khoảng lặng để suy ngẫm, chiêm nghiệm, gửi gắm vào hội họa, đem lại vẻ đẹp cho đời.
“Khoảng lặng” của ba tâm hồn nghệ sĩ
Tác phẩm "Cầu Thê Húc" của họa sĩ Vi Kiến Thành.

Họa sĩ Phạm Luận vẫn còn lưu luyến phố nhưng ông lại đưa người xem bước vào một không gian mới. Đó là Hà Nội vào đêm với con trăng xanh lạ mắt, với các cô bé, cậu bé dạo chơi bên Hồ Gươm… Tác giả cũng mở rộng đến những thôn bản miền núi hay làng quê ven biển bằng những sắc màu tương phản ấn tượng.

Khá nhiều sáng tác với lụa, sơn dầu nhưng lần này họa sĩ Vi Kiến Thành lại chọn trưng bày loạt tranh sơn mài. Những tác phẩm cho thấy sự theo đuổi nghệ thuật của nghiêm cẩn của ông dù công việc khác bộn bề. Có bức tranh về Hà Nội, có bức về miền núi hay hoa cỏ, vật nuôi bình thường, nhưng chúng đều toát lên vẻ sang trọng, phiêu lãng, cuốn hút. 
“Khoảng lặng” của ba tâm hồn nghệ sĩ
Tác phẩm "Ngày thường" của họa sỹ Phạm Luận.

Còn họa sĩ Hoàng Phượng Vỹ tiếp tục đem đến những tác phẩm có màu sắc tươi sáng, kết hợp nhuần nhị giữa yếu tố dân gian và hiện đại bằng nét vẽ mà giới nghề gọi là trường phái ngây thơ (naive art). Ở đó, người xem luôn được phiêu bồng trong thế giới đơn giản, hồn nhiên mà đượm triết lý cuộc đời. 

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn đánh giá: “Triển lãm dù chỉ là món quà bình dị, thảnh thơi của ba họa sĩ khi ngày cũ, năm cũ chưa qua, nhưng những con mắt mới, con mắt khác khai mở trong mỗi bức họa đã lẳng lặng gọi giấc mơ xa xanh cho những thập niên đầu thế kỷ nhiều ước vọng của người Việt đương đại”.

Triển lãm diễn ra đến hết ngày 30-12.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương
    Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (20/5 đến 8/6 và 17/6 đến 27/6), Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung sẽ được Quốc hội thảo luận lần 2 và thông qua Dự án Luật. Có thể nói, đây là một sự kiện quan trọng, nhất là Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương, và để Hà Nội xứng với “trái tim của cả nước”.
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Bài 2 - Kho hàng, xưởng sản xuất cần thực hiện 9 nội dung phòng cháy chữa cháy
    Theo khuyến cáo của UBND Thành phố Hà Nội về công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên địa bàn Thủ đô trong mùa nắng nóng năm 2024, đối với với kho hàng, xưởng sản xuất cần thực hiện 9 nội dung.
  • Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV
    Hôm nay ngày 20/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Cử tri và nhân dân Hà Nội đánh giá, kỳ họp thứ bảy là kỳ họp rất đặc biệt với Thủ đô Hà Nội khi Quốc hội dự kiến sẽ thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Đừng bỏ lỡ
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
  • Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
  • "Bảy chuyện kể Gothic" mang đến cho độc giả Việt Nam thể loại văn chương hết sức mới lạ
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa trình làng cuốn sách “Bảy chuyện kể Gothic” của tác giả Isal Dinesen. Với thể loại văn chương hết sức mới lạ, tác phẩm mang đến cho độc giả Việt Nam những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
  • Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    Ngày 17/5, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
“Khoảng lặng” của ba tâm hồn nghệ sĩ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO