Khoác áo mới cho 2 bộ sách cổ

Thanh Binh| 23/04/2022 19:36

Tiếp nối thành công của "Lĩnh Nam chích quái", Nhà xuất bản Kim Đồng lại trình làng bạn đọc bộ đôi tác phẩm "Truyền kỳ mạn lục" và "Nam Hải dị nhân liệt truyện" - hai tác phẩm nổi bật trong kho tàng văn học trung đại và cận đại Việt Nam. Với gần 400 tranh minh họa tỉ mỉ và kì công, hai họa sĩ Nguyễn Công Hoan và Tạ Huy Long đã tạo nên một diện mạo hoàn toàn mới cho hai danh tác này.

Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dữ. Sách gồm 20 truyện, được viết theo thể loại truyền kỳ; cốt truyện chủ yếu lấy từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, sau đó biến tấu theo phong cách cá nhân của Nguyễn Dữ.

Khoác áo mới cho 2 bộ sách cổ

Ấn bản Truyền kỳ mạn lục Nam Hải dị nhân liệt truyện của Nhà xuất bản Kim Đồng

        Được mệnh danh là “thiên cổ kỳ bút”, Truyền kỳ mạn lục phản ánh sâu sắc bức tranh hiện thực của một thời kì rối ren trong lịch sử Việt Nam. Thông qua các nhân vật kì ảo như thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ…, tác phẩm gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự hỗn loạn, vua chúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt; tệ nạn, cờ bạc, trộm cắp, tật dịch, ma quỷ hoành hành, khiến cuộc sống của người dân lương thiện phải chịu nhiều lầm than.

Ra đời sau Truyền kỳ mạn lục khoảng bốn thế kỉ, Nam Hải dị nhân liệt truyện cũng có sự kết hợp đầy ấn tượng giữa “kì” và “thực”. Tác phẩm tập hợp những câu chuyện kể về các “dị nhân” nước Nam, những người mà tên tuổi của họ gắn liền với điều khác thường (có hình dáng bất thường, có tài lạ, có sự tích huyền bí, kì quái...). Đó là các bậc anh tài đất Việt như: Bố Cái đại vương Phùng Hưng, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, danh nhân Nguyễn Trãi, văn tài Lê Quý Đôn,...

Dưới ngòi bút của Phan Kế Bính, các câu chuyện về họ hòa quyện giữa những chi tiết chính sử lẫn những yếu tố dã sử, tạo cho cuốn sách một không khí vừa chân thực, vừa li kì, hấp dẫn nhưng cũng không thiếu chuyện hoang đường, mê tín, vốn là một trong những đặc thù của văn hoá dân gian.

 “Kì” và “thực” cũng là hai yếu tố nền tảng để khơi nguồn cảm hứng cho họa sĩ Nguyễn Công Hoan và họa sĩ Tạ Huy Long sáng tạo nên phiên bản minh họa mới của Truyền kỳ mạn lục Nam Hải dị nhân liệt truyện.
        Nếu họa sĩ Nguyễn Công Hoan mang đến những bức tranh giàu sức gợi và đầy mĩ cảm, với những gam màu và hình khối ma mị trong Truyền kỳ mạn lục thì trong Nam Hải dị nhân liệt truyện, họa sĩ Tạ Huy Long lại dẫn dắt người đọc đắm chìm trong dòng chảy mĩ thuật cổ Việt Nam – phong cách sở trường làm nên tên tuổi của anh.

Sự kết hợp chặt chẽ giữa tranh minh họa và lời văn, bài thơ, ca, từ, biền văn khơi mạch nguồn mới cho hồn sách cổ, giúp độc giả thưởng thức trọn vẹn giá trị nghệ thuật và tư tưởng của Nguyễn Dữ và Phan Kế Bính trong hai tác phẩm.

Ấn bản Truyền kỳ mạn lục Nam Hải dị nhân liệt truyện của Nhà xuất bản Kim Đồng được in trên khổ lớn, in màu toàn bộ trên chất giấy đẹp, đóng bìa cứng trang trọng. Với sự chỉn chu sáng tạo về hình thức mĩ thuật, cẩn thận kĩ lưỡng về mặt nội dung, bộ sách hứa hẹn mang đến một trải nghiệm ấn tượng cho người đọc, thổi một làn gió mới cho những tác phẩm giá trị tưởng chừng đã bị tro bụi thời gian làm khuất lấp.

(0) Bình luận
  • “Người trở về từ thiên hà Ánh Sáng” - Hành trình viễn tưởng và thông điệp nhân sinh
    “Người trở về từ thiên hà Ánh Sáng” - tiểu thuyết khoa học viễn tưởng độc đáo của PGS.TS, nhà văn Nguyễn Đình Gấm ra mắt độc giả từ tháng 9 năm 2024. Tác phẩm không chỉ mở ra một thế giới vũ trụ bao la mà còn chứa đựng những triết lý nhân sinh sâu sắc, phản ánh khát vọng khám phá và tương lai của nhân loại.
  • Hiểu rõ giá trị của thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam
    NXB Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt cuốn sách “Thời đại Hùng Vương (Lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”. Không chỉ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc, hai cuốn sách còn góp phần bồi đắp tinh thần tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cha ông ta.
  • Ra mắt sách cuốn sách song ngữ về lan hài Việt Nam
    Công ty Sách Liên Việt vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách song ngữ "Lan hài Việt Nam – Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên" của tác giả Chu Xuân Cảnh. Đây là công trình đầu tiên dành toàn bộ nội dung để giới thiệu về lan hài tại Việt Nam.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Tủ sách Văn hóa Việt của Chibooks sắp có thêm 2 tác phẩm mới
    Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) vừa ký kết hợp đồng xuất bản sách với tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng về việc xuất bản 2 tác phẩm “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” và “Ngàn năm trà Việt”. Sách dự kiến sẽ ra mắt độc giả vào tháng 4/2025. Ngoài ấn bản tiếng Việt, sách cũng sẽ được dịch sang tiếng Trung nhằm quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
  • Ra mắt tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp
    “Những câu chuyện cổ phố Broca” – tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp do Pierre Gripari sáng tác vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam qua bản dịch của Nguyên Kan, do Crabit Kidbooks và NXB Hà Nội ấn hành. Cuốn sách không chỉ mang đến những câu chuyện cổ tích phá cách, hài hước, mà còn mở ra một thế giới giàu trí tưởng tượng, nơi mọi điều kỳ diệu có thể xảy ra.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Khoác áo mới cho 2 bộ sách cổ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO