Sự kiện & Bình luận

Khánh thành cầu Thiên Trường biểu tượng mới TP Nam Định

Thu Trang 19:47 19/05/2025

Ngày 19/5, UBND thành phố Nam Định đã khánh thành cầu Thiên Trường - công trình giao thông trọng điểm bắc qua sông Đào, nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi.

Dự án xây dựng cầu Thiên Trường được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 15/10/2021 và UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 619/QĐ-UBND ngày 28/3/2022. Dự án có tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng, gồm cầu vượt sông Đào và hệ thống đường dẫn với tổng chiều dài khoảng 1,6 km.

le-khanh-thanh-cau-thien-truong-cong-trinh-giao-thong-bieu-tuong-cua-thanh-pho-nam-dinh-1747624271.jpg
Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành cầu Thiên Trường.

Phần cầu vượt sông dài khoảng 0,8 km, mặt cắt ngang 20,5 m, gồm 16 nhịp (13 nhịp dẫn và 3 nhịp dầm liên tục). Cầu chính được thiết kế dạng dây văng với hai trụ tháp bê tông cốt thép cao 31,5 m, mang hình dáng búp sen - biểu tượng văn hóa đặc trưng của Nam Định. Mỗi bên trụ tháp bố trí 9 bó cáp dây văng tạo nên hình khối kiến trúc hài hòa, hiện đại.

Phần đường dẫn hai đầu cầu dài khoảng 0,8 km, với mặt cắt ngang phù hợp quy hoạch từng đoạn. Hệ thống chiếu sáng hiện đại sử dụng đèn LED công suất từ 15W đến 78W, bố trí dọc theo toàn tuyến cầu và đường dẫn, tạo nên cảnh quan lung linh, nổi bật vào ban đêm.

le-khanh-thanh-cau-thien-truong-cong-trinh-giao-thong-bieu-tuong-cua-thanh-pho-nam-dinh-1747624262.jpg
Chủ tịch UBND Thành phố Nam Định, Nguyễn Tiến Dũng phát biểu.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND thành phố Nam Định, Nguyễn Tiến Dũng cho biết, khởi công từ tháng 10/2022, công trình thi công trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nguồn vật liệu hạn chế. Tuy nhiên, với tinh thần thi đua "vượt nắng, thắng mưa", các đơn vị thi công đã làm việc liên tục "3 ca 4 kíp", hoàn thành đúng tiến độ sau 29 tháng thi công.

Cầu Thiên Trường có ý nghĩa đặc biệt trong việc hoàn thiện mạng lưới giao thông của thành phố, tăng cường kết nối giữa trung tâm thành phố Nam Định với các huyện phía Nam, cũng như liên kết với các tuyến đường chiến lược như tuyến đường bộ Nam Định - Lạc Quần và tuyến đường ven biển đang được triển khai.

Tên gọi "Thiên Trường" gắn với vùng đất cổ kính, nơi phát tích của vương triều Trần - một triều đại huy hoàng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trong suốt 175 năm tồn tại, phủ Thiên Trường là kinh đô thứ hai của Đại Việt, sau Thăng Long. Việc đặt tên cầu là Thiên Trường không chỉ thể hiện sự tôn vinh truyền thống văn hóa - lịch sử, mà còn góp phần xây dựng bản sắc đô thị hiện đại trên nền tảng giá trị cội nguồn.

Cầu Thiên Trường, với thiết kế hiện đại, không gian kiến trúc độc đáo, được xem là biểu tượng mới của thành phố Nam Định. Công trình hứa hẹn sẽ là điểm nhấn cảnh quan, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, thu hút đầu tư và mở rộng không gian đô thị về phía Nam sông Đào.

Tại buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo Trung ương và địa phương đã trao tặng hoa chúc mừng, thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành, chính thức thông xe và đưa cầu Thiên Trường vào khai thác sử dụng./.

Bài liên quan
  • Đền Trần Nam Định tấp nập khách du xuân
    Vào ngày đầu năm mới Ất Tỵ, không khí tại Khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) trở nên vô cùng nhộn nhịp, đông đúc với hàng nghìn lượt khách thập phương đến dâng hương, cầu nguyện, du xuân.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguồn nhân lực múa: Từ chuyển động trong đào tạo đến kỳ vọng hệ sinh thái
    Trong những năm gần đây, đào tạo nghệ thuật múa tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục nghệ thuật, cũng như thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống biểu diễn và thị trường lao động văn hóa. Nhu cầu về một thế hệ nghệ sĩ múa có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và hội nhập đang đặt ra yêu cầu mới cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp của Khoa Múa - Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2025 đã cho thấy rõ xu hướng này với nhiều tín hiệu tích cực trong đào tạo song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết từ góc độ chính sách và hệ sinh thái nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ múa trẻ.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội”
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiệt liệt chúc mừng những người làm báo cách mạng Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu với những người làm báo hiện nay: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị nhân văn truyền thống, lan tỏa điều thiện, điều đẹp”.
  • “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”
    Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã có bài viết “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này tới bạn đọc.
  • Bắc Từ Liêm vận hành thử nghiệm chính quyền hai cấp: Nền tảng cho bộ máy phục vụ hiện đại, hiệu quả
    Hưởng ứng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy Hà Nội về xây dựng mô hình chính quyền đô thị tinh gọn, hiệu quả, quận Bắc Từ Liêm đã chính thức triển khai vận hành thử nghiệm mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp tại các phường mới sau sáp nhập.
  • Chủ động ứng phó thiên tai trong thời gian tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025
    Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có công điện số 838/CĐ-BGDĐT gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động ứng phó thiên tai trong thời gian tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Khánh thành cầu Thiên Trường biểu tượng mới TP Nam Định
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO