Du lịch - Ẩm thực

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hai tháng đầu năm 2024 tăng mạnh

Quỳnh Chi 07:41 01/03/2024

Cục Du lịch Quốc gia (Bộ VH-TT&DL) vừa cho biết, hai tháng đầu năm 2024, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 68,7% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng tháng 2/2024, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 1,53 triệu lượt. Cụ thể hơn, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất với 844.000 lượt (chiếm 27,7%). Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 538.000 lượt, Đài Loan ở vị trí thứ 3 (198.000 lượt), tiếp theo là Mỹ (156.000 lượt).

thg2.bd1.jpg
Khách quốc tế theo tháng năm 2023-2024 (nghìn lượt). (Nguồn ảnh: Cục Du lịch Quốc gia).

Trong tốp 10 thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam còn có Nhật Bản (107.000 lượt), Úc (97.000 lượt), Malaysia (92.000 lượt), Ấn Độ (79.000lượt), Campuchia (79.000 lượt), Thái Lan (76.000 lượt).

Đánh giá về động lực tăng trưởng, Cục Du lịch Quốc gia cho biết, nhìn chung 2 tháng đầu năm 2024, các khu vực đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023, trong đó nổi bật là sự phục hồi của thị trường châu Á (tăng 77,8%), châu Âu (tăng 76%), châu Úc (tăng 36,5%), châu Mỹ tăng nhẹ (tăng 8,4%).

Đặc biệt, thị trường Trung Quốc có sự phục hồi rất ấn tượng, cao gấp 7,5 lần so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, các thị trường lớn tiếp tục tăng trưởng mạnh: Hàn Quốc (tăng 50,7%), Nhật Bản (tăng 52,3%), Đài Loan (tăng 120%). Các thị trường gần ở khu vực Đông Nam Á tăng trưởng tốt, trong đó có Malaysia (tăng 26,7%), Singapore (tăng 11,3%), Campuchia (tăng 13,3%), Philippines (tăng 41,7%), Indonesia (tăng 116,3%). Riêng thị trường Thái Lan giảm 22,2%.

Bên cạnh đó, thị trường tiềm năng Ấn Độ tiếp tục mang đến tín hiệu lạc quan với mức tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2023, xếp thứ 8 trong tốp 10 thị trường hàng đầu. Đáng chú ý, các thị trường ở châu Âu đều tăng trưởng sôi động, nhất là các thị trường được hưởng chính sách đơn phương miễn thị thực như: Anh (tăng 32,6%), Pháp (tăng 34,6%), Đức (tăng 37,1%), Ý (tăng 82,3%), Tây Ban Nha (tăng 48,5%), Nga (tăng 58,7%), Đan Mạch (tăng 47,4%), Thụy Điển (tăng 41,9%), Na Uy (tăng 41,2%).

khach-quoc-te.jpg
Du khách quốc tế đến Văn Miếu Quốc Tử Giám tham quan, đồng thời hòa vào không khí Lễ hội của Ngày thơ Hà Nội 2024 vừa qua. (Ảnh: Hoa Quỳnh).

Cục Du lịch Quốc gia cho biết, sự sôi động của hoạt động du lịch cùng kết quả đón khách quốc tế trong 2 tháng đầu năm 2024 cho thấy sự phục hồi rất tích cực của ngành du lịch Việt Nam. Trong đó dấu ấn nổi bật là sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của cơ quan quản lý du lịch quốc gia đối với các địa phương về việc chuẩn bị tốt cho các hoạt động thu hút và đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán và đầu xuân Giáp Thìn, việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá du lịch Việt Nam đến bạn bè quốc tế, sự chủ động, sáng tạo của các địa phương, doanh nghiệp trong việc xây dựng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách du lịch, nhất là các sản phẩm trải nghiệm văn hóa đặc sắc của Việt Nam, khai thác hiệu quả các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá thiên nhiên, sinh thái, du lịch lễ hội, cộng đồng ở tất cả các vùng miền.

Đặc biệt là hiệu quả tác động rõ ràng từ chính sách thị thực áp dụng từ 15/8/2023, nâng thời hạn tạm trú từ 15 ngày lên 45 ngày cho các nước được miễn thị thực đơn phương và thực hiện cấp thị thực điện tử cho tất cả các nước với thời hạn tạm trú lên đến 90 ngày. Đây là những tín hiệu vui đối với ngành du lịch Việt Nam ngay trong thời gian đầu năm 2024, là cơ sở để ngành hoàn thành mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hai tháng đầu năm 2024 tăng mạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO