Kết chạ vì việc nghĩa ở làng Cự Đà

13/06/2017 09:43

Hai làng Cự Đà và An Đà nay thuộc xã Đặng Xá huyện Gia Lâm có một Tục lệ được hình thành từ việc nghĩa. Đó là: Vào đời Lê, tại làng Cự Đà (tổng Đặng Xá) xảy ra một biến cố lớn.

Dân làng Cự Đà có người nổi loạn chống lại triều đình, nên bị triều đình rat ay đàn áp. Tất cả nam giới trong làng đều bị giết để không còn mầm chống đối, phụ nữ sợ hãi chạy khắp nơi, làng xưa cảnh cũ thành nơi lau sậy, rắn rết làm tổ trú ngụ.

Khi xưa, làng Cự Đà có một bà làm vú nuôi Hoàng tử trong cung vua. Biết tin quê hương bị tàn phá, giết chóc, bà rất đau lòng, xin phép về nhà thăm quê. Thấy cảnh quê hương tan hoang, bà không vào cung vua nữa, Hoàng tử vì nớ bà nên hàng ngày quấy khóc, không chịu để ai bế ẵm. Vua đành cho gọi bà vào kinh để chăm nom Hoàng tử. Bà đã xin vua tha tội chết cho làng, cho phép người sống sót về làng để gây dựng lại. Vua ưng thuận, nhưng bắt lập Khoán ước: “Không cho phép số đinh trong làng lên quá 100 người”. Khoán ước ấy được khắc trên một viên gạch vuông, trong có viền vòng trong và vết dao cắt đôi xây ngay tại ban thờ đình làng.

Dân làng được vua tha chết đã gọi nhau về, nhưng nam giới chỉ còn một người, thế là những việc lớn trong làng như tế lễ, tang ma đều phải nhờ đến làng An Đà (thuộc xã Lê Xá) giúp đỡ… Một cụ già trong làng cho biết “Ngày xưa làng Cự Đà nghèo lắm, trong làng chỉ có 18 suất đinh, không bao giờ lên quá con số 50 người nên mọi việc lớn trong làng đều phải nhờ dân An Đà giúp. Hai làng vì tình nghĩa giúp nhau trong nguy nan mà kết chạ với nhau: Cự Đà là Chạ ngoài, An Đà là Chạ trong. Nay ngay tại đầu làng Cự Đà còn một tấm bia từ thời Lê ghi chép chuyên xưa. 

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Kết chạ vì việc nghĩa ở làng Cự Đà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO