Kế thừa và phát triển: Tôi nhớ !

Vũ Xuân Hoát| 08/05/2020 11:10

Suốt chặng đường 35 năm, báo Người Hà Nội không ngừng phấn đấu và phát triển, xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, tiếng nói của giới văn nghệ sĩ, trí thức Thủ đô. Để có được thành quả đó, không thể thiếu sự tận tâm dẫn dắt của nhiều thế hệ lãnh đạo qua các thời kỳ. Trong số báo đặc biệt này, xin được giới thiệu chia sẻ của một số lãnh đạo báo đã từng gắn bó với Người Hà Nội.

Kế thừa và phát triển: Tôi nhớ !
Nhà thơ VŨ XUÂN HOÁT
Khoảng cuối năm 1984, một chiều nhà thơ Nguyễn Hương Trâm đưa cho tôi một văn bản viết tay về việc xin ra báo Người Hà Nội, nhờ tôi đánh máy chữ. Người Hà Nội là nguyên tên tạp chí của Hội Văn nghệ Hà Nội, xuất bản hàng tháng từ khi thành lập Hội năm 1967. Thoắt đó đã 35 năm, báo Người Hà Nội với sự phát triển đi lên, tiến bộ không ngừng, có rất nhiều thuận lợi, đóng góp tích cực trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và các mặt đời sống xã hội. Báo Người Hà Nội ngay từ khi xuất hiện đã được đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước đón nhận, đánh giá cao cả về chất lượng nội dung cũng như hình thức trình bày. Đặc biệt là sự quan tâm, động viên, khen ngợi của các cấp lãnh đạo qua các thời kỳ.

Trong quá trình phát triển báo Người Hà Nội bên cạnh những kết quả đáng khích lệ trong việc chuyển tải thông tin và phản ánh rõ nét đời sống văn học nghệ thuật của văn nghệ sĩ Thủ đô và cả nước,  còn phải nhắc đến một số những hạn chế trong hoạt động báo chí là những bài học kinh nghiệm cho tập thể cán bộ, phóng viên của báo. Báo đã vài lần bị nhắc nhở, kiểm điểm thậm chí có lần nhận rõ sai phạm tự tạm đình bản ít số để khắc phục hậu quả. Riêng tôi, nguyên là thư ký tòa soạn được Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật bổ nhiệm làm Phó Tổng Biên tập rồi Tổng Biên tập giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008 cũng đã để xảy ra trường hợp bị “thổi còi” vì báo in truyện ngắn “Chị cả Bống“ của Phạm Lưu Vũ. Trong cuộc họp kiểm điểm có Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội... Thay mặt ban biên tập, tôi đã tường trình, tự nhận lỗi do mình và hứa kiên quyết sửa chữa. Với tôi, đó là một kỷ niệm khó quên và cũng là một bài học kinh nghiệm trên cương vị là lãnh đạo của một tờ báo.  

Những năm tháng gắn bó với báo Người Hà Nội tôi có thật nhiều kỷ niệm về nghề, về cuộc sống trong thời điểm giao thời đổi mới. Tuy là nơi tập hợp những văn sĩ hàng đầu của Thủ đô nhưng cuộc sống những năm đầu thành lập báo vô cùng gian khổ. Dù khó khăn, vất vả là thế nhưng không khí làm việc tại tòa soạn lúc nào cũng sôi động, hăng say. Anh chị em là các văn nghệ sĩ, cán bộ, phóng viên của báo sống rất tình cảm, chan hòa, vui vẻ dưới mái nhà chung 19 Hàng Buồm. Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, không khí vô cùng rôm rả với việc phát gạo, chia thịt lợn, bánh chưng… của bộ phận công đoàn, sự hối hả, tất bật của bộ phận chuyên môn thực hiện số báo Tết.

Thế mà đã 35 năm vụt trôi trong chớp mắt. Báo Người Hà Nội bây giờ với đội ngũ cán bộ, phóng viên trẻ trung, năng động, nhiệt huyết cải tiến không ngừng về chất lượng nội dung và hình thức của tờ báo. Báo ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc bằng những chuyên mục mới hấp dẫn, giới thiệu đa dạng các tác phẩm văn học nghệ thuật, bên cạnh đó báo còn phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội đương thời đến với đông đảo công chúng của Hà Nội và cả nước. Mừng, mừng lắm thay! 

Hà Nội, tháng 4/2020
Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tôn vinh 80 gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô
    Hướng tới kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2025), sáng 26/6 tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô năm 2025. Sự kiện góp phần tôn vinh những mái ấm gương mẫu, giàu trách nhiệm với cộng đồng, góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa trong đời sống xã hội.
  • Bên thềm giếng cũ
    Chiều cao nguyên giăng giăng mây phủ, khói sương mờ ảo giữa thăm thẳm núi đồi, tiếng chim chíu chít gọi nhau về tổ trên nền trời rực ánh tà dương. Vạt sáng huyền hoặc cuối ngày ấy trở thành sợi chỉ mảnh dắt kẻ tha phương lần về miền nhớ.
  • Tôn vinh di sản qua không gian trưng bày mới tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Không gian trưng bày mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật dân gian vừa được ra mắt tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) là điểm nhấn mới trong hệ thống trưng bày cố định, đồng thời là bước tiến trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản mỹ thuật truyền thống.
  • Hà Nội ban hành Chỉ thị về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2026
    Ngày 25/6, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
Đừng bỏ lỡ
Kế thừa và phát triển: Tôi nhớ !
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO