Chuyển động Hà Nội

Huy động 300 nhân sự, tình nguyện viên hỗ trợ Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024

Thụy Phương 11/10/2024 11:03

Theo Ban tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024, để chuẩn bị cho Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 9/11 tới, hàng trăm đơn vị, hàng ngàn nhân sự chất lượng trong ngành công nghiệp sáng tạo bước vào giai đoạn gấp rút triển khai hiện thực hóa các ý tưởng, hoàn thiện các tác phẩm, hoạt động.

Ban hành bộ thiết kế nhận diện thị giác mùa 4

Kể từ năm nay, Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024 sẽ phát triển riêng một bộ nhận diện phù hợp với chủ đề của từng năm. Năm 2024 chủ đề của Lễ hội là Giao lộ Sáng tạo, khuyến khích mỗi người nhìn nhận lại cái tôi sáng tạo của bản thân trong hành trình sống. Logo năm nay vì thế lấy cảm hứng từ biểu tượng chim non trên logo của Cung Thiếu nhi Hà Nội, biểu đạt cho tâm hồn trẻ thơ bên trong mỗi người, cũng là lời nhắc nhở mỗi người tìm về những sáng tạo trong veo như trẻ nhỏ.

24a10019-1-768x769.jpg
Ban hành bộ thiết kế nhận diện thị giác mùa 4.

Hệ thống nhận diện lấy cảm hứng từ sự biến hóa linh hoạt của 7 modul Mẫu Tự trong thực hành nghệ thuật của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị. Chủ trì nhiệm vụ, Đình Collective cùng các cộng sự cũng đã quyết định thiết kế riêng 2 bộ Font chữ là Hanoi Grotesk và Mẫu Tự trong thách thức về thời gian và nguồn lực.

Sẽ có khoảng gần 1000 ứng dụng được các nhà thiết kế đồ họa phát triển từ hệ thống nhận diện này, khởi đầu từ tiếp cận chế bản loạt logo chim non giống nhau về cấu trúc nhưng khác nhau về màu sắc, chi tiết đặc trưng của 7 ngành thiết kế, 12 ngành công nghiệp văn hóa.

Đề xuất thiết kế “Tour sáng tạo” thăm các công trình lịch sử tinh hoa

Để thúc đẩy triển khai chi tiết các hợp tác, trong 2 tuần qua, BTC Lễ hội đã gặp và làm việc với các đơn vị trong toàn thành phố như Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Nhà hát Lớn, Đại học Tổng hợp, Nhà khách Chính phủ (Bắc Bộ Phủ) ghi nhận đề xuất từ Lễ hội về những cách tiếp cận mới: Thí điểm mở cửa đón khách tham quan như một di sản kiến trúc bên cạnh công năng vốn có.

Các đơn vị đã chủ động đưa phương án phối hợp nhằm hỗ trợ công chúng chiêm ngưỡng không gian, tìm hiểu câu chuyện lịch sử mà không quá ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày. Các đơn vị cũng chờ đợi nơi công tác của mình được “biến” thành điểm trưng bày tác phẩm sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật.

Đơn vị lữ hành cùng các giải pháp công nghệ du lịch đề xuất thiết kế “tour sáng tạo” đặc biệt; huy động lực lượng hướng dẫn viên am hiểu Hà Nội, nhiệt tình hỗ trợ du khách. Phương án sử dụng công nghệ để “thuê một hướng dẫn viên” cho gia đình, đoàn thăm quan cũng đang được cân nhắc và đánh giá tính khả thi.

Huy động 300 nhân sự, tình nguyện viên tăng cường hỗ trợ Lễ hội

Thông tin từ Ban tổ chức Lễ hội cho biết, quận Hoàn Kiếm đưa ra các phương án với các đơn vị, sở ngành trong việc phối hợp thi công giữa BTC Lễ hội với từng địa bàn. Cụ thể như: phương án phân luồng giao thông, phương án trật tự đô thị, phương án vệ sinh công cộng và huy động các điểm bán nhà dân hỗ trợ miễn phí nhà vệ sinh, phương án quy hoạch điểm gửi xe có quản lý…

Ngoài ra, phương án tuyển chọn, đào tạo 200 tình nguyện viên phục vụ Lễ hội cũng sẽ được các trường đại học trên địa bàn Thành phố cùng với Tổ chức Phi chính phủ VEO hỗ trợ triển khai.

Hiện tại, tất cả các nguồn lực xã hội đang tích cực tham gia vào quá trình hợp lực sáng tạo nhằm chuyên nghiệp hoá khâu tổ chức, xứng tầm một sáng kiến cấp quốc tế của Thủ đô./.

Bài liên quan
  • Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Hứa hẹn trải nghiệm thú vị tại các "giao lộ sáng tạo"
    Với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ diễn ra từ ngày 9 – 17/11/2024 bao gồm gần 100 hoạt động sáng tạo. Điểm nhấn là các công trình biểu tượng, sắp đặt mô hình không gian sáng tạo, hoạt động triển lãm – trưng bày, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trải nghiệm, các tọa đàm hội thảo quốc tế và trong nước thuộc lĩnh vực sáng tạo...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Trao 15 giải thưởng cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Ban Tổ chức Cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất” vừa tổ chức trao 15 giải thưởng cho các tác giả – tác phẩm xuất sắc nhất tham gia cuộc vận động.
  • Khởi động Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025
    Ngày 31/3, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức Lễ khởi động chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2025 và Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai”.
  • Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ra chỉ thị giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để Hà Nội tăng trưởng GRDP 8% trở lên
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của Thành phố đạt 8% trở lên.
Đừng bỏ lỡ
Huy động 300 nhân sự, tình nguyện viên hỗ trợ Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO