Huế miễn phí vé tham quan cho phụ nữ mặc áo dài truyền thống

KTĐT| 06/03/2022 08:35

Nữ du khách mặc áo dài truyền thống khi đến các điểm di tích tại Huế sẽ được miễn phí vé.

Thực hiện Đề án "Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam" và chào mừng 112 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn về việc miễn vé tham quan di tích đối với phụ nữ khi mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam.
Đề án “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam” nhằm tôn vinh, lan tỏa những nét đẹp của áo dài truyền thống, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc Việt Nam.
Đề án “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam” nhằm tôn vinh, lan tỏa những nét đẹp của áo dài truyền thống, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc Việt Nam.

Theo đó, địa phương miễn 100% giá vé tham quan từ ngày 5/3 đến hết ngày 10/3 đối với phụ nữ trong nước và quốc tế, khi mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam đến tham quan các điểm di tích do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý.

Đây là lần thứ 4 tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai chương trình ưu đãi này. Thông qua chương trình, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn đẩy mạnh phong trào mặc áo dài trong người dân và du khách, là một trong những giải pháp nhằm phục hưng áo dài truyền thống, để không những xây dựng và phát triển thương hiệu “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam” mà còn hướng tới trở thành di sản được thế giới công nhận.

Trước đó, nhằm hưởng ứng “Tuần lễ áo dài năm 2022” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động, đồng thời để thực hiện tốt đề án “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”, Sở VH&TT tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát động, khuyến khích toàn thể công chức, viên chức và người lao động, lực lượng học sinh thuộc đơn vị (đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức người lao động nữ) mặc áo dài truyền thống trong các hoạt động công sở, trường học từ ngày 2/3 đến ngày 10/3/2022.

(0) Bình luận
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Thú vị ngôn từ
    Nhà văn viết truyện ngắn, tiểu thuyết nếu chỉ kỳ công ở việc tạo cốt truyện, kết cấu tác phẩm, xây dựng nhân vật cùng các mối quan hệ, số phận con người mà quên mất trau chuốt ngôn từ thì sẽ giảm đi nhiều phần giá trị tác phẩm. Để thỏa mãn bạn đọc thì rất cần những trang viết hấp dẫn, lôi cuốn bởi ngôn từ, như miêu tả người và cảnh, diễn đạt trữ tình nội tâm…
  • Mùa xuân vãn chuyện bút danh
    Bút danh của nhà báo, nhà văn Việt Nam là một chủ đề phong phú, độc đáo. Đó không chỉ là một cái tên, mà còn ẩn chứa câu chuyện riêng, gắn liền với kỷ niệm, tình cảm và sự sáng tạo. Dù tên thật hay ngẫu nhiên, mỗi bút danh đều phản ánh một phần tâm hồn và hành trình của người viết.
  • Rắc rối con số
    Số 0. Cách viết số 0 đặt trước một, hai số khác (hoặc cả dãy số) đã có từ lâu. Đã nhiều năm rồi ít thấy. Mới đây, cách viết ấy lại xuất hiện nhiều, tạo thuận lợi cho đời sống xã hội thời đổi mới - hội nhập, nhưng cũng gây ra không ít phiền toái và hài hước.
  • Nói chệch, viết trật
    Chữ viết sai chính tả do một số nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là phát âm không chuẩn (có nơi không sửa được tật nói ngọng). Bài viết này chỉ nêu một số trường hợp dễ thấy nhất.
  • Tác phẩm văn học chuyển thể thành phim - nhìn từ "Đất rừng phương Nam"
    Bộ phim điện ảnh “Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, đã vượt mốc 100 tỷ doanh thu phòng vé sau hơn 10 ngày công chiếu.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Huế miễn phí vé tham quan cho phụ nữ mặc áo dài truyền thống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO