Thế giới điện ảnh

Hứa Vĩ Văn học tiếng Pháp và hát tuồng cổ trong “Đất rừng phương Nam”

Phương Anh (t/h) 20:32 20/08/2023

Trước khi bộ phim "Đất rừng phương Nam" bắt đầu ghi hình, Hứa Vĩ Văn dành một năm rưỡi chuẩn bị kỹ lưỡng cho nhân vật của mình.

Tiếp nối Út Lục Lâm, “Đất rừng phương Nam” lần lượt giới thiệu rõ hơn các nhân vật chủ chốt có ảnh hưởng lớn đến hành trình tìm cha của bé An (Hạo Khang). Trong đó khán giả chú ý đến diễn viên Hứa Vĩ Văn.

hi_07484.jpg
Nét mặt hiền hậu của Hứa Vĩ Văn được khán giả đánh giá phù hợp với vai diễn.

Hứa Vĩ Văn vào vai thầy giáo Bảy. Vai diễn được thay đổi so với bản gốc, thành thầy giáo của An trong trường Tây, trước khi cậu bé cùng mẹ đi chạy giặc và tìm cha.

Đây là bước ngoặt đầu đời của An khi lần đầu hoà mình vào dòng chảy lịch sử. Vì vậy mà cậu không khỏi luyến tiếc cuộc sống cũ bằng câu hỏi: “Vậy từ nay con không được đi học nữa hả thầy?” Và thầy Bảy đã trả lời và có thể là bài học cuối cùng thầy gởi gắm đến đứa học trò của mình: “Không học ở trường thì mình học ở cuộc đời”.

hi_01880.jpg
Hứa Vĩ Văn dành một năm rưỡi học tiếng Pháp và hát tuồng cổ để hóa thân thầy giáo Bảy.

Xuất hiện trong teaser trailer chỉ với một câu thoại, nhân vật Bảy đã lay động lòng khán giả. Được biết, nhà sản xuất phim “Đất rừng phương Nam” đã mời Hứa Vĩ Văn vào vai diễn này từ hai năm trước và anh đã ngay lập tức “tầm sư học đạo” để chuẩn bị cho vai diễn, bao gồm học nói tiếng Pháp và học hát tuồng cổ vì thầy Bảy sẽ còn xuất hiện trong một gánh hát.

Nhà văn Đoàn Giỏi đã thông qua An mà miêu tả người thầy giáo được mọi người trọng vọng. Nét mặt hiền hậu của Hứa Vĩ Văn được khán giả đánh giá phù hợp với hình ảnh người thầy của bé An, người đã dạy An bài học quan trọng nhất của đời người về tinh thần học hỏi không bao giờ chỉ nên dừng lại ở mái trường, ở đôi con chữ a bê xê.

hi_07616.jpg
Trong phim “Đất rừng phương Nam”, Hứa Vĩ Văn chủ yếu diễn cùng bé Hạo Khang.

"Đất rừng phương Nam" là một bộ phim lấy cảm hứng từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi. Bộ phim kể về hành trình tìm cha của An, cậu bé đã gặp gỡ và kết bạn với nhiều người, cùng họ vượt qua những cuộc phiêu lưu và thử thách. Cùng với An, khán giả sẽ trải nghiệm sự trù phú của thiên nhiên và nét đẹp văn hoá đặc sắc của vùng đất Nam Bộ trong bối cảnh kháng chiến chống Pháp đầu thế kỉ 20./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
Đừng bỏ lỡ
Hứa Vĩ Văn học tiếng Pháp và hát tuồng cổ trong “Đất rừng phương Nam”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO