Còn nhớ khi xưa, khi vua Lý rời đô, liệu có phải chỉ bởi thấy một áng rồng bay lên mà đặt đô chốn Thăng Long hay vì địa thế của mảnh đất nà y đã khiến cho tầm nhìn xa trông rộng của vị vua ấy thấy được tương lai phát triển của cả một ngà n năm sau. Từ một đồng bằng phù sa hoang vu nay thà nh phố thị ồn à o. Thời gian không đợi người, chỉ có con người vượt qua thời gian để trường tồn và là m nên lịch sử.
Từ ngà y mở cõi lập đô, biết bao phen giặc giã, thậm chí có lúc thế giặc quá mạnh đã khiến chúng ta phải bử trống thà nh. Nà y đây, trận địa pháo đà i Láng ngà y nà o vẫn còn đó nhưng mấy ai nhớ cách đây hơn nửa thế kỉ, pháo đà i ấy đã bắn phát đạn đầu tiên và o quân Pháp trong thà nh Hà Nội mở đầu cho ngà y toà n quốc kháng chiến chống thực dân xâm lược. Hà Nội bảy mươi hai ngà y đêm năm ấy, nay chỉ còn lại phố Khâm Thiên nhộn nhịp người lại qua. Quá khứ đau thương đã đi qua, những tượng đà i được dựng lên có thể gợi nhắc đến người nhưng không thể nà o tái hiện được cả một thời đại.
Phố Khâm Thiên thời chiến tranh
Một sớm nay đi giữa lòng Hà Nội, hồn thiêng sông núi vẫn thì thầm bên tai. Biết đâu, ngã tư đường phố tấp nập ta đang đứng, từng là một chiến hà o, một trận địa.
Địa linh sinh nhận kiệt !
Đất thiêng có vượng khí, không chỉ sinh ra những bậc hà o kiệt, những vị anh hùng mà còn quy tụ vử đây người tà i của đất nước. Từ thuở vua Quang Trung áo vải hà nh quân thần tốc ra Thăng Long cho đến khi những chiến sĩ trẻ quyết tâm bám trụ lại thà nh phố quyết tử cho tổ quốc quyết sinh để một lòng sống mãi với Thủ đô, hay chà ng trai Tây Tiến đã một lòng ra đi đầu không ngoảnh lại, nhưng đêm vẫn mơ một dáng Kiửu thơm. Người Hà Nội là thế, rất đỗi hà o hoa “ rất đỗi anh hùng.
Và họ cũng chính là những người đại diện cho một dân tộc Lưng đeo gươm tay mửm mại bút hoa. Sau những chiến công hiển hách, những vị anh hùng một thuở trở vử với cuộc sống bình yên như bao người khác. Họ đã chiến đấu, đã hi sinh máu xương cho Thủ đô, cho tổ quốc không phải vì ham muốn được vinh danh muôn đời mà đó là lời tri ân của họ với Thủ đô mến yêu “ đất nước đã sinh ra mình.
Đó là những sự sắp xếp tà i tình của lịch sử, giữa chiến tranh và hòa bình, giữa đất và người. Và khi mà u xanh hòa bình đã trở lại họ trở vử là chính mình, rất giản dị, đời thường. Họ không muốn kể vử những chiến công của mình, sự cống hiến ấy như lời tri ân với mảnh đất đã sinh ra mình. Giữa tất cả những con người ấy của xưa và nay, của thời giáo gươm hay súng ống đại bác, cho dù có khoảng cách vử thời gian nhưng giữa họ có một sợi dây vô hình, đó chính là sợi dây tâm linh của cha ông và con cháu trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Những con phố mang tên các vị anh hùng, những di tích lịch sử vẫn còn đây như nhân chứng hùng hồn nhất cho một Thủ đô “ đất và người bất khuất kiên cường.
Tượng đà i tưởng nhớ những người đã ngã xuống trên phố Khâm Thiên trong chiến tranh
Mỗi ngà y đi qua hồ Gươm, có thể ai đó ngẩng mặt để nhìn đồng hồ đếm ngược từng tấc thời gian. Nhưng đó chỉ là thời gian đong đếm, còn trong lòng người dân, Thăng Long- Hà Nội đã nghìn năm tuổi hay hơn thế nữa. Cuộc sống mỗi ngà y người ta cứ hối hả cuốn theo những danh lợi của cá nhân mình nhưng thẳm sâu trong lòng họ, chưa khi nà o quên những mốc lịch sử đã thà nh dấu son trong trang sử và ng dân tộc. Tôi bước trên những đường phố. Phố có thể khi ồn à o, khi lặng lẽ, khi rực rỡ, khi thâm trầm. Mỗi mảnh mỗi góc ấy, cũng chính là một phần là m nên Hà Nội. Mồ hôi đã rơi cho cây xanh ngát, máu đã đổ cho hạnh phúc và bình yên. Nếu không có người đi trước trồng cây, chúng ta- những thế hệ đi sau liệu có thể hưởng bóng mát của ăn trái ? Trong Hà Nội hôm nay, có cái cổ xưa của hôm qua và cái hiện đại của ngà y mai. Thủ đô nà y cứ mỗi ngà y mỗi lớn, đất nước mình mỗi ngà y thêm những niửm vui. Quá khứ ấy đã đi qua và lùi lại phía sau nhưng không bao giử rơi và o quên lãng. Bởi chúng ta đửu biết rằng phải có cái quá khứ ấy, chúng ta mới có thể vững bước và o tương lai.
Những khi nghe thà nh phố thở, lại nhớ một lời tri ân - với đất- với người !