Hơn hai thập niên kiên trì dạy vẽ cho trẻ khuyết tật

Kinh Thầy| 20/08/2019 15:33

Hơn 20 năm qua, dù nắng hay mưa thầy giáo Dương Tử Long (56 tuổi, ở phố Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội) vẫn miệt mài nuôi dưỡng và hun đúc ngọn lửa đam mê cho rất nhiều trẻ khuyết tật để các em có niềm tin vươn lên trong cuộc sống.

Hơn hai thập niên kiên trì dạy vẽ cho trẻ khuyết tật
Thầy Long đang truyền đạt kiến thức của mình tới một em học sinh bằng 
ngôn ngữ hình thể
Một lớp học đặc biệt nằm thu mình trong khuôn viên nhỏ trường tiểu học Trung Tự dành cho những em học sinh khuyết tật bẩm sinh. Lớp học bao gồm nhiều đối tượng, độ tuổi từ 7 cho đến 15 tuổi. Như thường lệ, lớp học bắt đầu từ 9h sáng và kết thúc khi các em hoàn thành xong tác phẩm của mình.

Khác với những lớp vẽ thông thường, tại đây ngôn ngữ giao tiếp tương tác giữa thầy và trò là những cử chỉ động tác, tay chân hay những biểu cảm khuôn mặt vui buồn hoặc tỏ ra khó hiểu của các em học sinh trước một đề bài khó thầy giao cho.

Thầy Long đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ là một người dẫn dắt chỉ bảo, thầy còn kiêm luôn việc giáo dục dạy dỗ những em học sinh đang độ tuổi nghịch ngợm vào kỷ luật tự giác với bộ môn nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo này.
Trở ngại là vậy nhưng khi được hỏi về những đứa trẻ có đem lại phiền phức cho thầy không, người đàn ông lại nở nụ cười với đôi mắt sáng hồ hởi nói: “Từ khi gắn bó với các em, tôi biết làm nhiều việc hơn ngoài dạy vẽ. Nhìn học trò tôi như thấy chính mình những năm về trước, cũng ước ao, cũng khao khát một ngày nào đó có thể vẽ được một bức tranh hoàn chỉnh. Thế rồi, tôi lao vào công việc mới này. Từ đó tôi tìm thấy niềm vui...”

Chia sẻ về cơ duyên đưa thầy đến với lớp học Câu lạc bộ Văn nghệ trẻ em khuyết tật Hà Nội tại trường tiểu học Trung Tự, thầy Long cho biết, đó là vào những năm 1995 khi người cha của thầy mất, vì quá đau buồn nên những cuộc thi liên quan đến nghệ thuật thầy bỏ qua hết. Thế rồi một thời gian sau cơ duyên đưa thầy tới công việc mới này từ lời mời của cô Phan Thị Phúc - chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn nghệ Trẻ em Khuyết tật Hà Nội, ngay lần đầu khi nhìn thấy những đứa trẻ với những bức tranh thì sở thích và niềm đam mê, ước mơ của mình lại ùa về và nó dường như được sống lại một lần nữa, từ đó thầy Long đã quyết tâm gắn bó trọn vẹn với công việc này.

Bắt đầu một công việc mới nào đó thì luôn có những khó khăn trở ngại, và thầy Long không phải là người nằm ngoài qui luật đó. Thầy chia sẻ: “Việc dạy vẽ cho người bình thường đã khó khăn nhưng dạy vẽ cho trẻ câm, điếc lại càng khó khăn hơn khi mọi lời giảng của mình đều phải chuyển thành ngôn ngữ ký hiệu”.

Để có thể tương tác giúp các em hoàn thiện những tác phẩm này, thầy Long đã phải dành thời gian buổi tối quý giá sau cả ngày đi làm để đăng ký theo học những lớp học về ngôn ngữ cơ thể. Rồi sử dụng những ngôn ngữ mình đã học vào chính những lớp học đặc biệt này, sau đó rút kinh nghiệm để xử lý các tình huống khó khăn.

Chia sẻ về lớp học vẽ từ những ngày đầu mở ra, thầy vẫn luôn có một quan điểm không bao giờ thay đổi: “Các em đến với lớp học của mình đều xuất phát với niềm yêu thích vẽ, nếu mà không yêu thích thì không bao giờ mình nhận dạy. Đây là một sân chơi tự nguyện đối với các em, với vai trò người thầy không bao giờ thầy bắt ép, bởi nghệ thuật cần tự do, sự sáng tạo và có một đam mê cháy bỏng, nỗ lực bền bỉ theo đuổi nó”.

Vậy nên đối với bất kỳ một học sinh nào khi đến lớp học vẽ này đều được thầy tiến hành sàng lọc hết sức kỹ càng. Dựa vào khả năng của các em và thầy sẽ sắp xếp các em vào những lớp khác nhau: lớp dùng màu, lớp dùng màu nước, bột màu và lớp học cao nhất là dùng sơn dầu để vẽ.

Vượt qua rất nhiều thách thức trong hơn 20 năm dài đằng đẵng thầy Long cùng học sinh của mình cũng đạt được những “trái ngọt”. Đặc biệt trong số các tác phẩm dự thi đạt giải, có một tác phẩm đoạt giải 3 cuộc thi vẽ tranh với đề tài “Em yêu Hà Nội” của học sinh Võ Duy Hưng vô cùng đặc biệt, bởi đây là giải thưởng để em dành tặng người mẹ của mình đang chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác.

Một con người luôn sôi sục trong mình dòng máu nghệ thuật thường rất đa sầu, đa cảm phong cách nghệ sĩ bụi, thầy Long chia sẻ: “Trong con người thầy, niềm vui cũng nhiều và nỗi buồn cũng không phải ít, bộ môn nghệ thuật này tôi theo đuổi được 30 năm thì yếu tố cảm xúc đem lại rất quan trọng, có nhiều khi tiền không mua được. Vậy nên qua đó tôi muốn truyền tải tới học sinh một thông điệp: Mỗi bức tranh sẽ có những gam màu khác nhau, giống như cuộc sống vậy, muôn màu, muôn vẻ, hãy nuôi dưỡng những cảm xúc riêng của mình để các em có thể tạo nên được những tác phẩm giá trị”.
Kể về những niềm vui lớn nhất thầy Long cho rằng nó đơn giản chứ không cần đao to búa lớn, mỗi tuần được gặp các em đó chính là niềm vui lớn nhất rồi, bởi nhìn vào bức tranh các em vẽ, những gam màu các em tô giống như mình đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc hết sức thú vị.

Điều mà thầy Long mong mỏi là làm sao mở một phòng tranh để các em có một địa điểm không chỉ vẽ, mà sau này khi khả năng hoàn thiện các em có thể tự kiếm được cho mình công việc nuôi sống bản thân để phụ đỡ gia đình và sống một cuộc đời có ý nghĩa nhất. Chúc cho ước mơ của thầy Long sẽ sớm trở thành hiện thực.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Sắp diễn ra Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025
    Vào ngày 22/4/2025 tới đây tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Tài chính phối hợp cùng Tổ chức Phát triển đầu tư vốn tư nhân (VPCA), Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures tổ chức Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
  • Quận Hà Đông: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
Đừng bỏ lỡ
Hơn hai thập niên kiên trì dạy vẽ cho trẻ khuyết tật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO