Sự kiện & Bình luận

Hôm nay 18/6, Quốc hội thảo luận Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Duy Minh 11:41 18/06/2024

Hôm nay 18/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

untitled-1-590.jpg

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, sáng 18/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật.

Sau đó, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật.

Cũng trong chiều 18/6, các đại biểu sẽ thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Trước đó, ngày 3/6, Quốc hội đã nghe Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trình bày Tờ trình dự án Luật, cho biết, Luật Công đoàn cần tiếp tục được sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với Hiến pháp và hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

So với Luật Công đoàn 2012, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có một số nội dung thay đổi chủ yếu gồm: Hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy công đoàn, cơ chế quản lý cán bộ công đoàn và tăng cường vai trò của Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh mới; hoàn thiện cơ chế tài chính công đoàn trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và sự ra đời của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ngoài hệ thống Công đoàn Việt Nam; hoàn thiện các quy định của pháp luật công đoàn, đảm bảo cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Trình bày Báo cáo thẩm tra Dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Xã hội nhất trí với việc sửa đổi toàn diện dự án Luật Công đoàn.

Về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 17/4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, việc ban hành Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa.

Dự án Luật cũng nhằm sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về di sản văn hóa hiện hành để khắc phục những hạn chế, bất cập sau 23 năm thực hiện Luật Di sản văn hóa 2001 và 15 năm thực hiện luật di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa 2009 về thể chế, tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; đảm bảo tính kế thừa, tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật Di sản văn hóa với các luật khác có liên quan.

Đồng thời, việc sửa luật còn tạo điều kiện thuận lợi trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, các hoạt động dịch vụ, hợp tác công tư trong lĩnh vực di sản văn hóa..., và đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.

Bố cục của dự thảo gồm 9 chương 102 điều, tăng 2 chương 29 điều so với Luật Di sản văn hóa hiện hành (7 chương 73 điều)./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Độc đáo thơ đố của Phạm Đình Ân
    Nhà thơ Phạm Đình Ân là tác giả thơ trữ tình, phê bình văn học, thơ văn dành cho thiếu nhi... lĩnh vực nào ông cũng có đóng góp. Riêng viết cho thiếu nhi, ông là một tác giả nổi trội, bền bỉ sáng tác suốt gần 50 năm qua, đạt nhiều thành tựu. “Vui cùng thơ đố” (NXB Phụ nữ, 2023) là tập thơ thứ hai của Phạm Đình Ân về thơ đố, cũng là đầu sách thứ hai mươi của tác giả này dành cho thiếu nhi - không kể 20 tập sách hợp thành ba đầu sách biên soạn.
  • Thêm một nét phác họa cho bức tranh về lịch sử và văn hóa Hội An
    Trải qua hàng trăm năm với những thăng trầm, biến động của lịch sử, kinh tế, xã hội, thời cuộc, từ một thương cảng từng bị quên lãng Hội An đã trở thành một điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam với sự đa dạng về văn hóa, kiến trúc, ẩm thực, sự đa sắc trong phong tục tập quán, văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống... Cuốn sách “Người bạn đường du lịch văn hóa Hội An” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa xuất bản góp thêm một nét phác họa cho bức tranh về lịch sử và văn hóa Hội An.
  • Triển lãm ảnh “Nét đẹp chợ quê” và “Cầu ngói Thanh Toàn”
    20 tác phẩm “Nét đẹp chợ quê” và “Cầu ngói Thanh Toàn” của các nhiếp ảnh gia được trưng bày, triển lãm tại điểm du lịch cộng đồng Cầu Ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Phổ biến, giải đáp về Luật Đất đai 2024 cho người Việt Nam ở nước ngoài
    Chiều 27/6, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội tổ chức phổ biến, giải đáp pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài về Luật Đất đai 2024.
  • Hà Nội: Hoạt động quảng cáo góp phần tăng cường mỹ quan đô thị, phát triển kinh tế - xã hội
    Theo kết quả giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội (khóa XVI), hoạt động quảng cáo tại Thủ đô thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần tăng cường mỹ quan đô thị, phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Hôm nay 18/6, Quốc hội thảo luận Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO