Văn hóa - Xã hội

Hội thảo "Văn hoá Islam và triển vọng phát triển ngành Halal ở Việt Nam"

Thu Trang 15:11 15/08/2023

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ theo Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal của Việt Nam đến năm 2030”, chiều 14/8, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông phối hợp Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo “Văn hoá Islam và triển vọng phát triển ngành Halal ở Việt Nam”.

halal.jpeg
Chứng nhận Halal là điều kiện để sản phẩm Việt bước chân vào thị trường thế giới.

Việt Nam với nhiều lợi thế về nông nghiệp, thực phẩm, du lịch, dệt may… và là một nước hội nhập sâu với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam –EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), tuy nhiên mức độ và hiệu quả tham gia thị trường Halal toàn cầu chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam.

PTS.TS Lê Phước Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông nhấn mạnh, trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế, các mối quan hệ, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, nâng cao tình hữu nghị giữa các bên, cần thúc đẩy việc giao lưu văn hóa giữa các nước, nhằm thấu hiểu, thân thiện, cảm mến, để hướng đến những thành quả tốt về giao lưu, hợp tác.

Thế giới các nước Islam giáo cũng vậy, là một thế giới đặc thù, nên văn hóa Islam có nhiều đặc trưng trong đời sống xã hội cũng như đời sống tôn giáo. Do đó, muốn xây dựng mối quan hệ bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội với thế giới Islam giáo, cần tìm hiểu về văn hóa Islam, hiểu về những phong tục, tập quán, những điều kiêng kỵ trong cuộc sống của cộng đồng Islam giáo ở trên thế giới và Việt Nam. 

PTS.TS Lê Phước Minh cho hay, muốn hiểu về văn hóa Islam, trước hết phải hiểu được hai thuật ngữ Halal và Haram. Halal là những nguyên tắc được phép, được thực hiện và Haram là những điều không được phép, cấm kỵ, không được thực hiện trong đời sống cả đạo và đời, được xây dựng dựa trên những điều quy định. Theo Islam giáo, Halal và Haram bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống, không chỉ trong các lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, mỹ phẩm… mà còn bao quát các vấn đề văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội.

Theo PTS.TS Lê Phước Minh du lịch Việt Nam được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn vì có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Giai đoạn từ 2015 - 2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 2,3 lần, từ 7,9 triệu lượt lên 18 triệu lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,7% mỗi năm, song lượng du khách Islam giáo chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Trong khi đó, các nước láng giềng của Việt Nam như: Thái Lan và Singapore – hai quốc gia không theo Islam giáo ở Đông Nam Á rất thành công trong việc thu hút du khách đến từ các quốc gia thuộc Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) - là những khách hạng sang, có khả năng chi tiêu cao và thời gian lưu trú dài.

“Việc hiểu về văn hóa Islam sẽ giúp Việt Nam nắm bắt được tâm lý, thói quen, thị hiếu, lễ nghi, tôn giáo … của người theo Islam giáo để từ đó khai mở thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa Halal toàn cầu cũng như thu hút nhiều hơn du khách và nhà đầu tư Islam giáo đến Việt Nam, góp phần bứt phá tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững trong bối cảnh mới” - PTS.TS Lê Phước Minh nhấn mạnh.

Hiện tại, dân số các nước theo đạo Hồi đang chiếm gần 30% dân số thế giới và đây là một thị trường có tổng giá trị 1.972 tỉ USD vào năm 2024 với tỷ lệ tăng trưởng khoảng 6,3%/năm. Tuy nhiên, đây là một thị trường khó tính với tiêu chuẩn Halal. Vì vậy, để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho thị trường này thì cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được về tiêu chuẩn Halal. Đây là công việc không đơn giản và phải được khảo sát, cấp chứng nhận với những tiêu chí đặc thù của Halal.

Hội thảo không chỉ góp phần phổ biến kiến thức về văn hóa Islam bao gồm phong tục, tập quán, những điều kiêng kỵ trong cuộc sống của cộng đồng Hồi giáo trên thế giới và ở Việt Nam, mà còn nâng cao nhận thức và hiểu biết về ngành Halal, như là một ngành kinh tế quan trọng, cho các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và người dân Việt Nam.

Từ đó góp phần quan trọng, mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị Halal toàn cầu và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thu hút du khách Hồi giáo và nguồn vốn đầu tư lớn từ các quốc gia Hồi giáo trên thế giới. Đồng thời, góp phần thắt chặt quan hệ hợp tác của Việt Nam với 57 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC)./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Lễ phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt
    Ngày 29/3, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2025.
  • Lan toả tranh Đông Hồ, tinh hoa văn hóa Bắc Ninh tại Hà Nội
    Ngày 29/3, tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu (quận Hoàn Kiếm) đã diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi trong khuôn khổ chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu tranh Đông Hồ”.
  • CLB Doanh nghiệp trẻ Ba Vì kết nối phát triển
    Vừa qua, tại huyện Ba Vì (TP. Hà Nội) đã diễn ra lễ ra mắt "CLB Doanh nghiệp trẻ huyện Ba Vì" nhằm tạo ra môi trường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau và tìm kiếm cơ hội hợp tác phát triển kinh tế.
  • Nâng cao kiến thức và kỹ năng tài chính số cho thanh niên Việt Nam
    Chiều 26/3, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025 - 2028. Đây là sự kiện quan trọng nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng tài chính số cho thanh niên Việt Nam, đồng thời phát huy vai trò của doanh nghiệp với các vấn đề an sinh xã hội.
  • Phát động chiến dịch toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn
    Sáng ngày 26/3/2025, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ban An toàn giao thông TP. Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội và Công an TP. Hà Nội đã phối hợp tổ chức sự kiện phát động toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia hưởng ứng năm An toàn giao thông 2025 với thông điệp “Mũ chuẩn an tâm - Hành trình rộng mở”.
  • Ánh sáng kiên cường của những người phụ nữ đặc biệt
    Ra đời năm 2014 với sứ mệnh "cựu binh dìu dắt tân binh", Mạng lưới Câu lạc bộ Phụ nữ kiên cường (ML CLB PNKC) đã trở thành vòng tay ấm áp ôm trọn hơn 1.500 phụ nữ đối mặt ung thư vú khắp Việt Nam, thắp lên ngọn đèn hy vọng giữa những ngày tăm tối nhất.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hội thảo "Văn hoá Islam và triển vọng phát triển ngành Halal ở Việt Nam"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO