Hội thảo khoa học "Hà Nội - Điện Biên phủ trên không" - Bản hùng ca bất diệt

Bảo Hân/Ảnh: Bá Hoạt/HNM| 18/12/2017 09:47

Sáng 18-12, Thành uỷ Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" - Bản hùng ca bất diệt (12/1972-12/2017).

Hội thảo khoa học
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng chủ trì hội thảo.

Dự hội thảo, về phía Trung ương (TƯ), có đồng chí Võ Văn Phuông, Ủy viên TƯ Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo TƯ; đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Phó Trưởng Ban Dân vận TƯ; Trung tướng Tạ Nhân, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Quân ủy TƯ; Thiếu tướng Hồ Bá Vinh, quyền Cục trưởng Cục Tuyên huấn Tổng cục chính trị QĐND Việt Nam; Trung tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên TƯ Đảng, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân; cùng đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; các tỉnh thành phố Hải Phòng, Thái Nguyên. 

Đại biểu thành phố Hà Nội có đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên TƯ Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; cùng các đồng chí: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý.

Dự hội thảo còn có đại diện các ban, bộ ngành TƯ; các viện, trường, các tướng lĩnh quân đội, nhân chứng lịch sử đã tham gia lãnh đạo và trực tiếp chiến đấu trong chiến dịch "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không".

Phát biểu khai mạc và đề dẫn hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng một lần nữa khẳng định, chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" đã đánh dấu mốc son chói lọi, sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân ta. Đây là một kỳ tích tiêu biểu cho tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam cũng như truyền thống và hào khí Thăng Long - Hà Nội văn hiến, anh hùng trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử.

Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học đã đạt được, từ những nguồn tư liệu mới, với quan điểm khách quan, khoa học, các báo cáo từ các nhà khoa học, các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị, các nhân chứng trực tiếp chỉ huy, tham gia chiến đấu trong trận "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" tại hội thảo sẽ làm sáng rõ, toàn diện đường lối và sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1972; sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng suốt của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.

Hội thảo khoa học
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu tại hội thảo.

Hội thảo cũng làm sâu sắc thêm sự chủ động lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô. Trong đó, trọng tâm là sự vận dụng sáng tạo sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, chủ động ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ; chủ động, khẩn trương, tích cực phối hợp triển khai thực hiện công tác chuẩn bị chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, trọng tâm là thực hiện tốt các nhiệm vụ phục vụ chiến đấu và chiến đấu; công tác chuẩn bị chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của quân và dân Thủ đô được đặc biệt chú trọng và triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Hội thảo còn cho thấy sự chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn và các tỉnh, thành anh dũng, kiên cường chiến đấu cũng như vai trò công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972, góp phần quyết định làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cũng nêu, hội thảo sẽ góp phần khẳng định tầm vóc, ý nghĩa lịch sử, những bài học kinh nghiệm quý báu của chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", là cơ sở lý luận và thực tiễn, nhằm giáo dục truyền thống, bồi đắp lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và thế hệ trẻ Thủ đô; đặc biệt là trong công tác xây dựng thế trận lòng dân; luôn nêu cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống; trong xây dựng lực lượng vũ trang Thủ đô; xây dựng khu vực phòng thủ của Thủ đô vững mạnh... Từ đó thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô và đất nước, giữ vững chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Tạo thế trận hiểm hóc, sẵn sàng tiêu diệt máy bay địch

Tham luận mở đầu hội thảo, Trung tướng Lê Huy Vịnh, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân đã làm rõ sự chủ động, sáng tạo, tinh thần quyết chiến quyết thắng của lực lượng Phòng không - Không quân trong chiến dịch 12 ngày đêm 1972. 

Tiếp đó, Đại tá - TS Nguyễn Văn Lượng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam khẳng định, chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" đã góp phần quyết định "đánh cho Mỹ cút", buộc chính quyền Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lịch sử, làm tiền đề để đi đến thắng lợi trọn vẹn của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước năm 1975.

"Trước khi bước vào cuộc quyết chiến chiến lược với không lực Hoa Kỳ trên bầu trời Thủ đô Hà Nội, lực lượng và thế trận của lực lượng vũ trang Thủ đô đã được xây dựng rộng khắp, cùng với thế trận của quân chủng Phòng không - Không quân, tạo thành thế trận liên hoàn, hiểm hóc, sẵn sàng tiêu diệt máy bay địch" - Trung tướng Nguyễn Thế Kết, Chính uỷ Bộ Tư lệnh Thủ đô nêu trong tham luận về lực lượng vũ trang Thủ đô xây dựng thế trận phòng không nhân dân chiến đấu và lập công xuất sắc.

Cụ thể, qua 12 ngày đêm chiến đấu với lực lượng không quân hùng mạnh của đế quốc Mỹ, quân dân miền Bắc bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B52, 5 máy bay F111, 1 máy bay lên thẳng HH.53, 1 máy bay trinh sát, 40 máy bay chiến thuật, trong đó quân dân Thủ đô Hà Nội bắn rơi 23 máy bay B52 (16 chiếc rơi tại chỗ), 2 máy bay F111 và 5 máy bay chiến thuật. 

"Có thể nói, với sự điều chỉnh thế trận linh hoạt, mưu trí sáng tạo, lưới lửa phòng không bảo vệ Thủ đô đã phát huy hiệu quả trong suốt quá trình chiến đấu, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt, làm vô hiệu hoá ưu thế vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại của đế quốc Mỹ.

Đó chính là biểu hiện của hào khí Thăng Long - Đông Đô, biểu hiện khí phách Hà Nội, là kết quả kế thừa, phát huy, đồng thời góp phần làm tỏa sáng giá trị văn hoá truyền thống Thăng Long - Hà Nội lên tầm cao mới. Đối lập với sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh là hình ảnh người Hà Nội bình tĩnh, tự tin, kiêu hãnh, kiên cường" - Trung tướng Nguyễn Thế Kết nêu.

Hội thảo khoa học
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng với các đại biểu dự hội thảo.

Chuyện từ những người trong cuộc 

Cũng tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe các nhân chứng lịch sử phân tích, làm sáng rõ hơn và bổ sung thêm những yếu tố làm nên chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không". Trung tướng Nguyễn Văn Ninh, nguyên Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn tên lửa ra quân đánh thắng trận đầu (Tiểu đoàn 63, Trung đoàn 236) cho rằng, công tác chuẩn bị gồm 2 bước, đó là chuẩn bị trước và chuẩn bị trực tiếp. Để chuẩn bị trước, các chuyên gia Liên Xô đã giúp ta cải tiến bộ khí tài tên lửa đợt 3, giúp chống nhiễu, chống mất điều khiển và cải tiến nâng cao chất lượng; hiệu chỉnh tất cả máy đo của bộ khí tài, tên lửa. 

Theo Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Phạm Tuân, chiến thắng 12 ngày đêm đã bẻ gãy ý đồ xâm lược của đế quốc Mỹ, ngoài chiến công bắn rơi máy bay địch, việc bảo vệ các mục tiêu là then chốt và hết sức quan trọng. Cụ thể, sau chiến tranh, chỉ có 2 vệt bom B52 rơi vào nội thành (một vệt rơi vào Bệnh viện Bạch Mai và một vệt xuống phố Khâm Thiên), còn hàng trăm lần khác, các tốp máy bay không thể bay vào Hà Nội được, giúp thành phố và các cơ quan trung ương gần như còn nguyên vẹn, tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Tại sao chúng ta chiến thắng được? Dưới góc độ người chiến sĩ trực tiếp bay trong suốt 12 ngày đêm, Trung tướng Phạm Tuân phân tích, điều quan trọng nhất, cốt lõi nhất là sự sáng suốt của Đảng, của Bộ chỉ huy tối cao khi đánh giá đúng tương quan giữa ta và địch; phán đoán trước địch sẽ dùng B52 sẽ đánh vào Hà Nội nên có sự chuẩn bị lực lượng. Ngoài ra, chúng ta đã xây dựng lực lượng, con người với bản lĩnh, ý chí và trí tuệ. Nhân tố cuối cùng là nhờ có sự hợp đồng tác chiến, thế trận chiến tranh nhân dân, sự phối hợp tác chiến quân binh chủng tạo đã nên sức mạnh tổng thể. 

"Trong khó khăn chúng ta đã nảy sinh ra sự sáng tạo và từ đó giành chiến thắng. Chiến thắng của dân tộc Việt Nam cũng là chiến thắng trí tuệ, bản lĩnh" - Trung tướng Phạm Tuân khẳng định.

Dưới góc độ người nhạc sĩ tài ba, một công dân của phố Khâm Thiên, nhạc sĩ Phú Quang cũng đã chia sẻ những ký ức khơi gợi lại hình ảnh của chiến tranh đã 45 năm đã qua đầy bi thương. Ký ức và tình cảm ấy đã theo người nhạc sĩ đi vào nhiều sáng tác sau này, dù là các ca khúc hay nhạc giao hưởng không lời, cũng đều chiếm trọn cảm tình của người nghe.

"Tại sao người dân Hà Nội lúc đó lại bình tĩnh đến lạ lùng như vậy, không hề đau đớn, khiếp sợ trước hành động của kẻ thù. Đây là nhân tố làm nên chiến thắng. Nhiều con người Hà Nội yêu chuộng hoà bình, yêu văn chương nghệ thuật đã phải chịu những nỗi đau từ sự tàn bạo của chiến tranh" - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng viện lịch sử Đảng, người chứng kiến từ trận đánh đầu tiên đến trận cuối cùng đau đáu kể lại một vài kỷ niệm xưa.

Kết thúc phần tham luận, Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Đào Văn Quân, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Hà Nội nêu bật về công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ Thủ đô để luôn nhắc nhở thế hệ thanh niên ngày nay biết ơn Đảng, Bác Hồ vĩ đại, đồng bào và chiến sĩ cả nước đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam anh hùng. Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" sẽ luôn là hành trang không thể thiếu của tuổi trẻ Việt Nam trên con đường vươn tới tương lai.

Nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn vô cùng to lớn

Phát biểu bế mạc hội thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đúc kết, Hội thảo một lần nữa khẳng định tầm vóc, ý nghĩa của chiến thắng, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm về sự chủ động, sáng tạo của Đảng bộ Hà Nội; sự phối hợp giữa Hà Nội với các tỉnh, thành miền Bắc kiên quyết bảo vệ giữ vững bầu trời, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Từ đó góp phần giáo dục truyền thống, bồi đắp lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước. 

Hội thảo cũng là dịp để thành phố Hà Nội bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự quan tâm của các tỉnh, thành cả nước, đã tạo điều kiện cho Thủ đô Hà Nội xây dựng, chiến đấu và trưởng thành qua các thời kỳ lịch sử.

38 tham luận gửi tới Hội thảo đề cập đến nhiều mảng nội dung về Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" được các nhà khoa học, các nhân chứng lịch sử... chuẩn bị công phu, bảo đảm tính khách quan, khoa học; được minh chứng bởi các số liệu cụ thể, làm rõ tầm vóc, ý nghĩa của chiến thắng, rút ra được những kinh nghiệm hay; đồng thời đề xuất được các chủ trương, giải pháp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Thủ đô và đất nước hiện nay.

Các báo cáo khoa học đi sâu trên từng khía cạnh của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không, đồng thời tập trung khẳng định, làm sáng tỏ về nhãn quan nhạy bén và những quyết sách chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dự báo, tổ chức chuẩn bị mọi mặt, xây dựng thế trận và chỉ đạo tác chiến để đánh thắng cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ với quy mô, cường độ và mức huỷ diệt ghê gớm.

Các nhà khoa học cũng đã phân tích sâu sắc về những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi, rút ra những bài học kinh nghiệm quý về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy Hà Nội về chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật tiến hành chiến dịch phòng không nhân dân.

"Nhiều bài học kinh nghiệm giá trị thực tiễn vô cùng to lớn, đặc biệt trong xây dựng và bảo vệ Thủ đô hiện nay. Đó là bài học thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong tình thế khó khăn, thách thức cao độ, Thành ủy Hà Nội đã chủ động, nhạy bén, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân luôn đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù đối với Thủ đô Hà Nội. Bài học về xây dựng các chi, đảng bộ cơ sở thực sự phát huy tốt vai trò hạt nhân lãnh đạo, nêu cao tính tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, kiên quyết vượt qua khó khăn, thử thách để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao" - đồng chí Nguyễn Văn Phong cho biết.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Gần 2.000 người dự phát động toàn dân tập bơi, phòng, chống đuối nước
    Ngày 17/5, tại thị xã Sơn Tây, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước thành phố Hà Nội năm 2025 cho gần 2000 cán bộ, học sinh, đoàn viên, thanh niên, nhân dân trên địa bàn...
  • Hà Nội: Tầm soát ung thư, khám sức khỏe miễn phí cho 600 nữ công nhân
    Sáng 17/5, tại Khu Công nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai đã diễn ra chương trình khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; truyền thông, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe miễn phí cho nữ công nhân lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
  • Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2025
    Ngày 15/5, Báo Thể thao và Văn hóa công bố 10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 6 năm 2025.
  • Triển lãm ảnh trực tuyến “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”
    Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông tấn xã Việt Nam (Chi đoàn Ban Biên tập ảnh) tổ chức triển lãm ảnh trực tuyến với chủ đề “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”.
  • Hội hát Chèo tàu được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1351/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • K9 Đá Chông - Căn cứ địa mãi in dấu Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nằm ẩn mình trong khu rừng già tại huyện Ba Vì, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60 km, K9 Đá Chông là căn cứ địa nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc và nghỉ ngơi trong những năm 1957 - 1969. Nơi đây đã in dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những năm tháng kháng chiến đầy thử thách của dân tộc, chứa đựng lớp trầm tích quý giá của ký ức, đạo lý và niềm tự hào về tình yêu quê hương, đất nước.
  • Tái hiện phong trào Đồng Khởi trên sân khấu tuồng
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt vở “Không còn đường nào khác” để tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời ôn lại trang sử hào hùng của dân tộc.
  • Ra mắt bộ sách đặc sắc kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
    Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (17/5/1925 – 17/5/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách đặc biệt gồm 8 tác phẩm tiêu biểu, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang nhằm tôn vinh một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam.
Hội thảo khoa học "Hà Nội - Điện Biên phủ trên không" - Bản hùng ca bất diệt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO