Tin tức

Hội Nhà văn Hà Nội nhìn lại năm 2024: Số lượng tác giả, tác phẩm đoạt giải vượt trội

Linh Nguyễn 25/12/2024 14:05

Sáng ngày 25/12, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức tổng kết hoạt động năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025 tại hội trường Nhà văn hóa quận Đống Đa (22 Đặng Tiến Đông). Lễ tổng kết có sự tham gia của các lãnh đạo các sở, ban ngành, đại diện lãnh đạo các hội chuyên ngành và đông đảo hội viên.

Phát biểu tại buổi lễ tổng kết, nhà văn Trần Gia Thái - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội nhận định 2024 là một năm đặc biệt với rất nhiều thay đổi nhằm tạo đà cho nhiệm kỳ mới. Trong bối cảnh này, Hội đã nỗ lực và đạt được nhiều thành tựu tạo ảnh hưởng sâu rộng và lan tỏa tích cực trong đời sống sinh hoạt văn hóa Thủ đô với những công tác, hoạt động như: tổ chức ngày thơ, tọa đàm, những chuyến đi dã ngoại và tìm hiểu thực tế sáng tác, trại sáng tác…

z6164113461428_29b6bad479ea5ebd034ae67316489719.jpg
Nhà văn Trần Gia Thái - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội phát biểu tổng kết năm 2024 và đề ra phương hướng năm 2025.

Cụ thể hơn, trong năm 2024, Hội đã tổ chức thành công Ngày Thơ Hà Nội lần thứ nhất (nhân Ngày thơ Việt Nam). Hội cũng chủ trì hiệu quả 3 tọa đàm văn học với các chủ đề: Mối liên hệ giữa sự thật lịch sử và hình tượng văn học; Giới thiệu tập tùy văn "Chân mây" và "Hoa khởi trinh" của nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu; Dịch thơ đương đại thế giới. Ngoài ra, Hội cũng tổ chức nhiều chuyến đi thực tế cho các hội viên; duy trì các buổi sinh hoạt chuyên đề thường xuyên hằng tháng; tham gia cuộc vận động sáng tác VHNT với chủ đề Hà Nội đổi mới và phát triển… Đặc biệt, năm 2024, Hội đã có 3 tác phẩm được trao Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Thủ đô.

Ngoài thành tựu, một số hạn chế cần khắc phục trong năm được Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội thẳng thắn nhìn nhận: Việc đáp ứng yê cầu chính trị của Thành phố không được linh hoạt, kịp thời do hội viên ở rải rác khắp các quận huyện, trong đó hội viên cao tuổi chiếm phần nhiều; Lực lượng sáng tác, công tác phát triển hội viên, xây dựng đội ngũ vẫn phát triển đồng đều, khó định hình được về độ tuổi sáng tác nhưng số hội viên trẻ hiện tại chiếm tỷ lệ rất thấp.

z6164113440886_54e3ea9b1a59ff08e6903c4e651c6a27(1).jpg
NSND Trần Quốc Chiêm trao kỷ niệm chương vì sự nghiệp VHNT Việt Nam cho các hội viên ưu tú.

Ngoài nhìn lại tổ chức hoạt động Hội năm 2024, nhà văn Trần Gia Thái cũng vạch ra phương hướng hoạt động năm 2025. Theo đó, toàn bộ Ban chấp hành Hội, các hội đồng, các ban và toàn thể hội viên tập trung, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết… để tiến hành Đại hội Hội Nhà văn Hà Nội, Khóa XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030 (dự kiến vào nửa cuối Quý I).

Tham dự và phát biểu tại lễ tổng kết, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã ghi nhận những kết quả của Hội nhà văn Hà Nội trong năm 2024 và có những ý kiến chỉ đạo cụ thể trong thời gian tới.

z6164113406995_a768bc33ebe819df20c266d1e3da573b(1).jpg
NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội phát biểu tại Hội nghị tổng kết

Theo đó, ông nhấn mạnh năm 2025 là năm mở đầu cho sự thay đổi chuyển mình cho đất nước, Thủ đô Hà Nội đang tiến một bước dài trên chặng đường đổi mới để hội tụ đầy đủ những yếu tố then chốt, tạo nên động lực mới để đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Hơn ai hết, các nhà văn của Thủ đô cần đoàn kết, nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong sáng tác phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Thủ đô, phát triển công nghiệp văn hóa lên một tầm cao mới.

z6164113441498_25042ac4c7f26f8d0af3ae92e33056da.jpg
Chủ tịch Trần Gia Thái trao tặng bằng khen Giải thưởng văn học của Hội cho các tác giả.

Tại lễ tổng kết, Hội cũng đã trao Giải thưởng văn học của Hội năm 2024. Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã chia sẻ quá trình làm việc sâu sát, cân nhắc kỹ lưỡng của Hội đồng chuyên môn trong công tác tổ chức đánh giá, bình xét và bỏ phiếu. Kết quả số tác phẩm, tác giả được trao giải năm 2024 vượt trội so với năm 2023, trong đó 5 giải thưởng được trao giải gồm: Tập tùy văn “Hoa khởi trinh” của nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu; Tập thơ “Đêm hoa vàng” của nhà thơ Bình Nguyên Trang; Tập nghiên cứu phê bình “Văn học Việt Nam từ dấu mốc đổi mới 1986, chuyển động, thành tựu và bản sắc” của nhà văn Phùng Văn Khai; Tập dịch song ngữ thơ “10 tác giả đương đại Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Hữu Thăng.

z6164113465531_a8b0a0235a6b693bf296f4a4b6c0db63.jpg
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến chia sẻ quá trình làm việc sát sao, cân nhắc kỹ lưỡng của các hội đồng trong công tác xét duyệt giải thưởng.
z6164113442172_646c7084fa37bae01c73d701aa6f40ad.jpg
Hội nghị thu hút đông đảo hội viên tham gia.

Về Tặng thưởng Thành tựu văn học trọn đời, Ban chấp hành Hội đã xét và nhất trí vinh danh cố nhà văn Lê Lựu (1942 - 2022). Ông là nhà văn kiên định, có uy tín trong suốt cuộc đời với bề dày cống hiến cho văn học Hà Nội và cả nước. Ngoài đóng góp các tác phẩm lớn, ảnh hưởng đến dư luận công chúng trong nhiều năm, ông còn lập một quỹ văn hóa để hỗ trợ sáng tác có hiệu quả.

z6164113451948_19b07435dd9e715dd03e4e7e17f9e711.jpg
Chị Lê Thị Lương - con gái cố nhà văn Lê Lựu thay bố nhận Giải thưởng thành tựu văn học trọn đời.

Dịp này, Hội Nhà văn Hà Nội cũng đã kết nạp thêm 45 hội viên mới (5 hội viên văn xuôi, 1 hội viên văn học dịch, 2 hội viên lý luận phê bình và 37 hội viên thơ)./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiện thực hóa ước mơ từ cổ phục
    Trong Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024 có một show diễn thời trang khiến tất cả công chúng trong và ngoài nước đều đắm mình chiêm ngưỡng. Đó là chương trình “Kế vãng khai lai 2024” - Nhìn lại sử Việt qua trang phục do thương hiệu Vạn Thiên Y thực hiện. Theo đuổi ước mơ bảo tồn di sản, nhà thiết kế Nguyễn Thị Nga (biệt danh Coco, sinh năm 1988) - người sáng lập thương hiệu này đã cùng với các cộng sự đã quyết liệt, dấn thân vào cổ phục để làm sống lại những nét đẹp của mỹ thuật, văn hóa Việt.
  • Hồ sơ, tài liệu về di sản văn hóa Việt sẽ được lưu trữ vĩnh viễn
    Theo ông Nguyễn Danh Hoàng Việt – Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), Bộ VH-TT&DL đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo “Thông tư quy định thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch”. Trong đó, hồ sơ và tài liệu về lĩnh vực Di sản văn hóa dự kiến được lưu trữ vĩnh viễn.
  • Phác họa 40 chân dung “tỏa sáng đất trời Nam”
    Sau khi cuốn sách “Vinh quang nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam” (năm 2020) và cuốn “Một góc nhìn đất nước” (năm 2022) ra mắt, những tưởng nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Kim Đáng sẽ gác bút đề nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng vì khi đó ông đã qua tuổi bát thập và sức khỏe cũng không còn được như xưa. Ấy vậy mà cuối tháng 10/2024 ông lại tiếp tục trình làng cuốn sách mới mang tên “Tỏa sáng đất trời Nam”. Đây có lẽ là cuốn sách đồ sộ nhất trong số gần 20 đầu sách của Hoàng Kim Đáng.
  • Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng
    Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, văn kiện này sẽ được mở ký tại thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Theo đó, Công ước có tên gọi là “Công ước Hà Nội”.
  • Năm 2025, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
    Thành phố Hà Nội sẽ đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) trong năm 2025, tạo xung lực mới để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Hội Nhà văn Hà Nội nhìn lại năm 2024: Số lượng tác giả, tác phẩm đoạt giải vượt trội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO